BẬT MÍ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ THỜ ĐỨC BÀ VÀ VƯƠNG ĐẠI WANGTAI
Năm 2004 khi tiến hành sửa chữa Nhà thờ Đức Bà – một biểu tượng kiến trúc lâu đời trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi), các công nhân đã vô tình phát hiện ra một chi tiết thú vị: trên những viên ngói đã có tuổi thọ hơn một thế kỷ, ghi khắc dòng chữ ‘Wang-Tai Saigon’.

Trước đây, một số báo cho rằng viên ngói mang chữ “Wang-Tai Saigon” trên Nhà thờ Đức Bà có thể dùng để thay thế các viên ngói gốc bị hư hại. Tuy nhiên, thạc sĩ Nguyễn Đức Hiệp chứng minh ngói Wang-Tai đã có mặt tại Sài Gòn từ năm 1877 đến năm 1880, khi nhà thờ được xây dựng.
Theo nghiên cứu, trong thời kỳ Pháp đẩy mạnh xây dựng các công trình kiến trúc và nhà ở tại Nam Kỳ, gạch Wang Tai trở thành lựa chọn hàng đầu. Năm 1880, gạch của Vương Đại WangTai đã giành huy chương bạc tại cuộc triển lãm công nghiệp và nông nghiệp.
>>> Người Sài Gòn Những Năm Đầu Thế Kỷ 20 Ra Sao?

Điều này chứng tỏ rằng ngay từ thời điểm xây dựng, Nhà thờ Đức Bà đã sử dụng vật liệu “made in Vietnam” bên cạnh các vật liệu nhập khẩu khác. Hơn nữa, Vương Đại WangTai đã trúng thầu xây dựng Nhà thờ Đức Bà vào thập niên 1870, nên ngói của nhà thờ đã tồn tại đến hơn 100 năm sau.
Đáng tiếc, nhà thờ Đức Bà sau hơn một thế kỷ đã bắt đầu xuống cấp, đặc biệt là phần mái ngói. Để bảo tồn và khôi phục công trình này, từ năm 2017, tổng giáo phận Sài Gòn đã khởi động dự án đại trùng tu và còn nhận được sự tư vấn từ các công ty châu Âu có kinh nghiệm trong việc trùng tu các công trình cổ.

Toàn bộ mái ngói của Nhà thờ Đức Bà, gồm khoảng 100.000 viên ngói, bao gồm ngói mũi tên (ngói tây) của hãng Monier từ Pháp với 27.250 viên, được sử dụng cho phần mái trên của nhà thờ. Ngoài ra, ngói âm dương (10.300 viên) và ngói vảy cá (86.000 viên) của hãng Meyer-Holsen từ Đức, được sử dụng cho phần mái dưới và các chóp.
Những viên ngói nguyên thủy của nhà thờ, bao gồm ngói Wang Tai và ngói nhập từ Pháp từ thập niên 1870, sau hơn 140 năm phục vụ, đã hoàn thành sứ mệnh của mình và được thay thế để đảm bảo sự bền vững cho công trình lịch sử này.
VƯƠNG ĐẠI WANGTAI LÀ AI?
Theo các tài liệu cuối thế kỷ 19 tại Thư viện quốc gia Pháp (Bibliothèque nationale), Wang-Tai (tên phiên âm Vương Đại hoặc Vương Thái) tên thật là Trương Bội Lâm, là một Hoa kiều sống ở Sài Gòn trong những năm đầu Pháp chiếm đóng các tỉnh miền Nam sau khi đánh chiếm thành Sài Gòn vào năm 1859.
Xem thêm: Chợ Lớn Trước Giải Phóng Ra Sao?

Sự thật là WangTai không phải là tên người, mà là tên công ty được một doanh nhân thành lập ở Sài Gòn vào năm 1862. Trước đó, ông đã điều hành một xưởng đóng tàu ở Macao và nhận đơn hàng từ người Pháp ở Sài Gòn. Sau khi giao tàu xong, Vương Đại WangTai quyết định ở lại Sài Gòn và mở công ty xây dựng và xưởng gạch, gọi là Briqueterie Wang-Tai. Công ty của ông đã cung cấp gạch và ngói cho nhiều công trình lớn ở Sài Gòn, bao gồm cả Nhà thờ Đức Bà.

Ông nổi tiếng trong các tác phẩm viết về Sài Gòn trong thập niên 1880-1890 của các tác giả người Pháp nhờ ngôi nhà lớn và đẹp nhất Sài Gòn, nằm ngay tại bờ sông ở cảng Sài Gòn (nay là bến Bạch Đằng). Ngôi nhà đồ sộ mang tên Maison Wang-Tai, hay còn biết đến là Tòa nhà Thuế Quan trước 1975, được xây dựng bằng gạch lớn hơn cả dinh thống đốc lúc bấy giờ.

>>> Gợi nhớ kỷ niệm: Xà Bông Cô Ba – Dấu Ấn Thời Gian Và Di Sản Vượt Thời Đại
LỊCH SỬ VỀ DINH THỰ WANGTAI

Nếu bạn đã từng sống ở Sài Gòn trong vòng 150 năm qua, chắc hẳn bạn đã đi ngang qua tòa nhà này ít nhất một lần. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1867, ban đầu là tư dinh của Vương Đại WangTai. Một phần của tòa nhà được cho người Pháp thuê làm văn phòng, sau đó nó được bán lại cho chính quyền với giá 254,000 francs để làm tòa thị chính.

Bên cạnh đó, tòa nhà này được coi là trung tâm hành chính đầu tiên của Sài Gòn, tòa nhà WangTai không chỉ là cơ quan hành chính mà còn bao gồm các phòng Thương mại và phòng Chứng khoán, nơi cấp môn bài và chứng nhận giấy tờ mua bán bất động sản.
Các xưởng gạch của ông, dọc theo rạch Bến Nghé, sản xuất ra loại gạch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trong thời kỳ người Pháp đẩy mạnh kiến trúc tại Nam Kỳ.

Trong cuốn sách xuất bản năm 1883, tác giả Antoine Petiton đã mô tả về một công trình nổi bật của Sài Gòn, hiện đang là Tòa thị chính thành phố. Ông viết:
“Khi tàu cập cảng Sài Gòn, du khách không thể bỏ qua hai công trình nổi bật: Cảng Nhà Rồng và tòa nhà của ông Wang Tai, tọa lạc bên rạch Bến Nghé gần sông Sài Gòn.
Cả Sài Gòn ai cũng biết đến ông Wang Tai, nhà của ông có 3 tầng rất lớn với cột cửa vòng cong và mái hiên nằm ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Đây cũng là Tòa thị chính thành phố Sài Gòn và là nơi ở của ông thị trưởng. Ông thị trưởng quả là người công chức được chu cấp chỗ ở tốt nhất”.
Sau khi mua tòa nhà, chính quyền cần chi nhiều tiền để sửa chữa. Cuối năm 1884, kiến trúc sư A. Foulhoux báo cáo rằng tòa nhà không đủ chất lượng để sửa chữa. Ông đề xuất hai phương án: sửa chữa với chi phí khoảng 30.000 piastres hoặc phá bỏ và xây mới với chi phí 75.000 piastres.

Cuối cùng, hội đồng quản hạt đã thông qua ngân sách 37.000 piastres để thực hiện công việc sửa chữa. Trong vai trò kiến trúc sư trưởng, vào năm 1887, ông Foulhoux đã thực hiện dự án cải tạo maison Wang Tai thành Hôtel des douanes với kiểu dáng đặc trưng, vẫn được bảo tồn nguyên vẹn sau hơn 130 năm.
>>> Bật mí: Có Cây Cầu Bình Lợi Lặng Lẽ Phía Cửa Đông Sài Gòn