Khi nhắc đến trung tâm Sài Gòn, người ta thường nghĩ đến những khu tấp nập với ánh đèn lung linh về đêm như quận 1, nổi bật với những địa điểm nổi tiếng như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập…
Thế nhưng, trở về những năm của thế kỷ 19, Chợ Lớn (quận 5) được xem là trung tâm thứ hai của Sài Gòn và gắn liền với cái tên “Phố người Hoa”, bởi nơi đây nổi tiếng là khu vực phần đông người Hoa sinh sống. Vậy Chợ Lớn trong tâm trí của người Sài Gòn xưa có gì đặc biệt? Hãy cùng Đỡ Buồn ôn lại kỉ niệm về Chợ Lớn ngày xưa qua những bức ảnh hiếm hoi sau đây nhé!
CHỢ LỚN – THÀNH PHỐ CỦA NGƯỜI HOA
Từ thời xa xưa, Sài Gòn được mệnh danh là “thành phố sầm uất” nhất Việt Nam, bởi tại đây tập trung rất nhiều người di cư từ những vùng khác đến và mang nhiều nét văn hóa đa dạng của mỗi vùng, điển hình là người Hoa. Văn hóa người Hoa đã du nhập vào Sài Gòn từ lâu, tạo nên sự đa dạng văn hóa và mang nhiều nét đặc trưng riêng. Điều đó đã góp phần không nhỏ giúp Sài Gòn trở thành một trong những thành phố phồn vinh, tươi đẹp bậc nhất Việt Nam.
Thế nhưng, vào những năm của thế kỷ 19, Chợ Lớn là tên gọi chỉ khu chợ (nằm tại vị trí bưu điện quận 5 ngày nay) tại thành phố Chợ Lớn và nó cũng là tên gọi của thành phố hay tỉnh Chợ Lớn, Chợ Lớn trước kia là một tỉnh tách biệt với thành phố Sài Gòn hay tỉnh Gia Định. Khu Chợ Lớn từ xưa đã là khu phố dành cho người Hoa tập trung sinh sống và được mệnh danh là khu phố Tàu lớn nhất Việt Nam.
Đến những năm 1930-1950, Chợ Lớn dần sáp nhập vào Sài Gòn, do quá trình đô thị hóa và phát triển thành phố. Từ đó, Chợ Lớn đã được người Hoa xây dựng và phát triển thành khu thương mại sầm uất, nhộn nhịp và trở thành trung tâm của việc giao thương mua bán tại Sài Gòn lúc bấy giờ.
Ban đầu, ngôi chợ này có tên là Chợ Sài Gòn và vì là ngôi chợ lớn nhất thành phố nên được người dân gọi là Chợ Lớn. Sau khi chợ Bến Thành được thành lập và chính thức trở thành khu trung tâm thương mại hành chính lớn nhất miền Nam, từ đó Chợ Sài Gòn chính thức mang tên Chợ Lớn.
LỐI SINH HOẠT ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI HOA TẠI CHỢ LỚN
Vậy người Hoa tại khu Chợ Lớn có lối sinh hoạt gì đặc biệt và văn hóa sinh sống của người Hoa có khác gì so với chúng ta? Hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu lối sinh hoạt độc đáo của người Hoa trước giải phóng qua những tấm ảnh hiếm hoi này nhé!
Người Hoa sinh sống tại khu Chợ Lớn – Sài Gòn mang theo nhiều nét văn hóa đặc trưng riêng từ lối sống sinh hoạt thường ngày cho đến văn hóa nghệ thuật độc đáo.
Nhà hát Trung Quốc tại khu Chợ Lớn lúc bấy giờ hoạt động rất nhộn nhịp với nhiều diễn viên Trung Quốc. Đến từ Trung Quốc, các diễn viên đóng vai được trang điểm và mặc trang phục giống với tổ tiên của họ.
Trong quá trình du nhập và định cư tại Sài Gòn, người Hoa đã mang theo nhiều nét văn hóa độc đáo, điển hình là văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc mình, là niềm tin và điểm tựa tinh thần cho người Hoa, giúp họ vượt qua những khó khăn và mang lại may mắn.
Sau những giờ làm việc mệt mỏi, họ sẽ giải trí bằng những trò chơi dân gian của người Hoa, những trò chơi dân gian này không chỉ dành cho trẻ con mà người lớn tại đây còn chơi rất vui vẻ, cảm thấy thoải mái và được thư giãn.
Hình ảnh những gánh hàng rong không còn xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta, nét văn hóa đặc trưng trong lối sinh hoạt thường ngày tại khu phố người Hoa ở Chợ Lớn cũng giống như vậy. Hình ảnh những gánh hàng rong quải trên vai của người dân, cùng họ phiêu bạc khắp thành phố để kiếm kế sinh nhai.
TOÀN CẢNH SÀI GÒN – CHỢ LỚN
Dưới đây là một số hình ảnh về toàn cảnh Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm trước giải phóng, với sự phồn vinh, tất bật và mang nhiều nét cổ điển.
Cho đến nay, Chợ Lớn vẫn được gọi là trung tâm thành phố thứ 2 của Sài Gòn, bởi dù hơn hàng trăm năm qua, Chợ Lớn vẫn giữ vững nét đặc trưng văn hóa độc đáo, đa dạng và phồn vinh đó. Do đó, Chợ Lớn vẫn là khu trung tâm thương mại lớn tại miền Nam được nhiều người lựa chọn là địa điểm lý tưởng để mua sắm.