Cầu Bình Lợi một trong những cây cầu sắt có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất tại Sài Gòn với tuổi đời hơn 100 năm và nằm uy nghiêm giữa lòng thành phố đã tạo nên một công trình xây dựng tuyệt đẹp vẫn còn tồn tại và được sử dụng cho đến ngày nay. Để biết thêm nhiều thông tin về cây cầu đặc biệt này thì hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
CẦU BÌNH LỢI – CÂY CẦU ĐẦU TIÊN BẮC QUA SÔNG SÀI GÒN
Cầu Bình Lợi nằm ở cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, nếu đi dọc theo tuyến đường Phạm Văn Đồng sẽ nhìn thấy ngay sự nổi bật của cây cầu với vòm sắt cao và rộng cùng tông màu đỏ chủ đạo nhưng đây là cây cầu Bình Lợi mới được xây dựng lại thời gian gần đây. Còn cây cầu Bình Lợi cũ nằm ở phía xa với những khung sắt rỉ sét cùng tàn tích dưới thời bom đạn của dân tộc.
Cầu Bình Lợi cũ hay còn được biết đến là câu sắt vượt sông xuất hiện đầu tiên tại Lục Tỉnh Nam Kỳ, kết cấu cầu được xây dựng có đường ray xe lửa nối liền tuyến đường sắt từ Sài Gòn đến Biên Hoà.
Bên cạnh đó, cây cầu Bình Lợi còn là niềm tự hào của ngành đường sắt Việt Nam cho đến tận ngày nay. Vốn dĩ ban đầu cây cầu được thiết kế dành riêng cho xe lửa lưu thông thông nhưng do số lượng phương tiện giao thông cơ giới khác tại Sài Gòn thời điểm này ngày càng gia tăng nên cầu Bình Lợi được chính quyền sử dụng để giảm bớt sự ùn tắc giao thông khi người dân di chuyển và chỉ khi xe lửa đi qua thì các phương tiện khác mới tiếp tục qua lại. Ngoài ra, cây cầu còn có phần đường dành riêng cho người đi bộ.
Theo nhiều ghi chép trong cuốn sách “Hồi ký Xứ Đông Dương” có thông tin cho rằng vào năm 1897, chính quyền Pháp quyết định cho xây dựng 3 cây cầu sắt là cầu Long Biên (ở Hà Nội), cầu Tràng Tiền (ở Huế) và cuối cùng là cầu Bình Lợi (Sài Gòn) nhằm phục vụ quá trình vận chuyển hàng hoá và vận chuyển binh lính của họ. Những chiếc cầu sắt này dù có thiết kế khác nhau nhưng đều được xây dựng bởi nhà thầu lớn và nổi tiếng tại Pháp.
Thêm vào đó, cây cầu Bình Lợi được khánh thành vào năm 1902 dưới sự quản lý của nhà thầu Levallois Perret (tiền thân của công ty xây dựng Compagnie des Etablissements Eiffel). Theo ước tính của bản thiết kế thì cầu Bình Lợi sẽ dài khoảng 270m với 6 nhịp cầu chính cùng thân gỗ dày được lót ở giữa lòng cầu.
Ý tưởng xây dựng cầu Bình Lợi được đặt ra bởi sự mưu đồ và tham vọng của ông Paul Doumer (tổng thống Pháp đương thời) đó chính là tạo nên công trình đường sắt xuyên Việt nhằm nhanh chóng thống trị về mọi mặt ở đất Sài Gòn và điểm cầu Bình Lợi là một trong những điểm mấu chốt chính trong dự án này. Thậm chí, theo nhiều hội nghị được diễn ra liên tục tại Đông Dương cũng khẳng định rằng việc xây dựng cầu, cảng sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” trong công cuộc khai thác thuộc địa.
Đầu năm 1960, phía trước chân cầu Bình Lợi có sự xuất hiện của một tấm biển bằng đồng với các thông tin liên quan đến nguồn gốc và thông số kỹ thuật của cầu. Nhưng sau thời gian dài chịu tác động và bào mòn của thời tiết nên tấm biển bằng đồng vì vậy mà rỉ sét và hoen ố đi bội phần.
Bên cạnh đó với kết cấu vòm thép cùng đinh tán sẽ được liên kết và cố định cùng nhau và phía dưới cầu được có độ tĩnh khoảng 1.8m nên không thể để thuyền tàu qua lại. Do đó mà một nhịp quay nằm phía bên bờ Thủ Đức được điều chỉnh lại để giao thông đường thuỷ từ Sài Gòn đi sang các tỉnh thành lân cận thuận lợi hơn.
Trong suốt quảng thời gian thi công cầu Bình Lợi thì mỗi khâu xây dựng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận vô cùng lớn từ người kỹ sư cũng như thợ xây dựng. Việc liên tục chịu áp lực từ độ cao và sự biến đổi của thời tiết là điều mà toàn thể nhân công của cây cầu Bình Lợi phải đối mặt mỗi ngày. Ngoài ra, công việc ngồi trong những thùng kim loại kín có tên gọi là caisson để đi sâu xuống phía dưới sông tiến hành đào móng trụ được xem là nguy hiểm nhất.
Chính quyền Pháp thời đó, luôn đánh giá cao tính thực dụng của cầu sắt Bình Lợi nên toàn bộ vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép đều được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp qua đường tàu thuỷ. Thêm vào đó, trong suốt quá trình thi công cầu đều được các kỹ sư ghi chép lại một cách kỹ lưỡng để phòng khi sau này thuận tiện hơn trong quá trình bảo dưỡng và trùng tu.
Theo nhiều ghi chép cho rằng, các tàu và thuyền khi muốn đi qua cầu Bình Lợi thì phải hoạt động vào thời điểm ban đêm vào khoảng thời gian từ 2 – 3h, việc này sẽ tránh ảnh hưởng đến vấn đề lưu thông của các phương tiện khác vào ban ngày.
NGẮM NHÌN HÌNH ẢNH CÂY CẦU BÌNH LỢI Ở SÀI GÒN NHỮNG NĂM THẾ KỶ 20
Những thế hệ trước khi sống trong thời kỳ “hưng thịnh” của cây cầu sắt Bình Lợi đều cho rằng cây cầu này giữ vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những địa điểm gắn kết các quận huyện nội thành cũng như Sài Gòn với các tỉnh khác lại với nhau trước khi cây cầu Bình Triệu được xây dựng. Bởi lẽ muốn đi từ trung tâm ra Thủ Đức hay Đồng Nai, Bình Dương thì người dân cùng các phương tiện giao thông cơ giới đều phải đi ngang qua cây cầu sắt này.
Cầu Bình Lợi còn được xem là nhân chứng lịch sử khi chứng kiến sự kiện đảo chính của ông Ngô Đình Nhiệm – tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa thời điểm bấy giờ. Do là cây cầu sắt nối liền các tỉnh miền Đông đến Sài Gòn nên khi cuộc chiến nổ ra và muốn ngăn chặn quân cứu viện của ông Ngô Đình Nhiệm từ Biên Hoà vào thì các chiến sĩ Đảng ta đã cài thuốc nổ xung quanh các nhịp cầu và cho nổ ngay sau đó. Ngay khi cuộc đảo chính kết thúc, nhịp cầu nằm ở giữa bị phá huỷ gần như hoàn toàn và về sau thì chính quyền Sài Gòn đã cho trùng tu và sửa chữa lại.
Cầu sắt Bình Lợi là một trong những giá trị văn hoá có từ lâu đời với sứ mệnh của riêng mình và cũng là hình ảnh quá đỗi quen thuộc với mọi thế hệ người dân Sài Gòn cùng những tỉnh thành lân cận khác. Dù ngày nay, cầu Bình Lợi đã có phần thay đổi về mặt cơ sở hạ tầng nhưng những câu chuyện đằng sau nó vẫn được ghi chép, gìn giữ và lưu truyền cho đến tận thời nay. Không chỉ là biểu tượng văn hoá mà cây cầu Bình Lợi còn góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế – thương mại cho Sài Gòn và các khu vực miền Đông Nam Bộ (trong ngành đường sắt).
Kết thúc bài viết này Đỡ Buồn hy vọng thông qua những thông tin bổ ích phía trên, có thể truyền tải hết được sự “hào nhoáng và mạnh mẽ” của cây cầu Bình Lợi đến với bạn và giúp bạn quý trọng hơn về những giá trị lịch sử về địa danh, ẩm thực, văn hoá và con người đáng tự hào của đất nước nói chung và Sài Gòn nói riêng.