Người Sài Gòn sau những năm tháng chiến tranh lại càng trở nên đầy mạnh mẽ và cần mẫn tăng gia sản xuất, mọi ngóc ngách đường phố Sài Thành ngập tràn trong sự nhộn nhịp và hào hứng từ tiếng xe cộ đi lại cho đến tiếng cười đùa nói chuyện. Những năm đầu thế kỷ 20, Sài Gòn trở thành biểu tượng của sự năng động và phóng khoáng khi người dân nơi đây ngày càng hòa nhập và phát triển trước sự thay đổi của thế giới. Để biết thêm nhiều thông tin người Sài Gòn trong những năm đầu thế kỷ này thì hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG BÌNH DỊ ĐỜI THƯỜNG TRÊN GÓC PHỐ SÀI GÒN CŨ
Cũng như bao tỉnh thành khác, Sài Gòn cũng trở nên nhộn nhịp và sầm uất hơn bao giờ hết. Nơi đây tập trung nhiều thương gia tứ xứ cùng loạt nhân công từ các nơi đổ về, chính vì thế mà nhiều người ví von rằng “Sài Gòn là thành phố không ngủ”.
Kể từ khi giải phóng, người dân Sài Thành tập trung vào sản xuất và phát triển nên những hình ảnh đời thường của họ trên mọi con đường lại trở nên bình dị đến lạ. Những dòng người nô nức di chuyển trên đường phố đã tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp mà khó nơi nào có được.
Chợ Bến Thành là ngôi chợ lớn với hơn hàng trăm năm hình thành và phát triển. Đa phần người dân cũng như khách du lịch khi đến Sài Gòn đều sẽ đến ngôi chợ này để trải nghiệm và bên cạnh đó chợ Bến Thành còn nằm ngay các tuyến đường lớn tại trung tâm thành phố nên sự náo nhiệt và đông đức nơi đây chưa bao giờ bị “giảm nhiệt”.
Mọi con đường trong nội thành Sài Gòn đều mang lại cảm giác “sung túc” khó tả. Bởi lẽ, người dân nơi đây đều bận rộn với cuộc sống “cơm, áo, gạo, tiền” của riêng mình. Những dòng xe máy, xe đạp, xe hơi rồi đến xe xích lô cứ nối đuôi nhau qua lại đã tạo nên nét văn hoá độc đáo chỉ có tại mảnh đất mang đặc biệt này.
Hình ảnh quen thuộc về những người phụ nữ “trung niên” đang tập trung thưởng thức món ăn và tám chuyện cùng nhau tại các quán ăn vỉa hè ở quanh các khu vực nội thành Sài Gòn. (HÌNH)
Mảnh đất Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 được giao thoa và hoa nhập bởi nhiều nét văn hoá từ miền Bắc cho đến miền Trung nên nơi đây cũng có sự phong phú và đa dạng về ẩm thực. Nét đẹp của con người Sài Gòn được khắc hoạ vô cùng giản đơn qua việc ăn tại các quán cóc lề đường “không cầu kỳ, không quá xa hoa” có lẽ là những từ ngữ mô tả chung về các thế hệ người dân Gia Định trong thời kỳ này.
CON NGƯỜI VÀ ĐƯỜNG PHỐ NHỘN NHỊP TRÊN CON PHỐ XƯA
Dưới đây là loạt hình ảnh ghi lại những khoảnh khắc “tuyệt đẹp” của đô thị Sài Thành những năm đầu thế kỷ 20 được chụp từ vị trên cao. Những tấm “không ảnh” được các nhiếp ảnh gia chụp từ các tầng cao của toà nhà hay cầu vượt và với tầm nhìn vừa đủ để giúp các đọc giả có thể nhìn bao quát khung cảnh sinh động và nhộn nhịp của đường phố và cuộc sống thường nhật của người dân Sài Gòn xưa.
Ngay con đường Lê Thánh Tôn hay Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Du và Hai Bà Trưng nằm ngay trung tâm Q1 và Q3 được phủ xanh bởi những hàng me do thực dân Pháp đứng ra cho người trồng và săn sóc. Với người dân Sài Gòn những cây me cao rợp bóng đã làm nên vẻ đẹp của mọi ngóc đường nơi đây.
Trước đây, phía trước cổng chợ Bến Thành từng có cầu bộ hành dành cho những người đi bộ vì do lượng xe cộ di chuyển từ nhiều tuyến đường khác nhau đổ về nên cầu bộ hành được ra đời giúp người dân đi lại thuận tiện và an toàn hơn. Tuy nhiên, rất ít người dân Sài Gòn biết rằng không chỉ có một mà có đến 2 cầu bộ hành được đặt trên các tuyến đường lớn như: Cây cầu bộ hành thứ nhất được bắc ngang qua chợ Bến Thành và bùng binh có tượng Quách Thị Trang và tượng Trần Nguyên Hãn. Ngược lại thì cây cầu bộ hành thứ hai được bắc sang trạm xe trung tâm nhằm giúp người dân di chuyển thuận tiện để đón xe đò một cách dễ dàng.
Công viên Chi Lăng là một trong những công viên nằm ở vị trí thuận tiện và xa hoa bậc nhất Sài Gòn, đây là địa điểm lý tưởng để người dân dừng chân nghỉ mát và vui chơi vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên ngày nay, diện tích công viên đã bị thu hẹp để phục vụ cho việc mở rộng các tuyến đường xung quanh.
Ngày nay dù Sài Gòn đã phát triển và đổi thay, nhưng những dấu ấn về con người và những con đường tấp nập và đông đúc các phương tiện qua lại vẫn luôn là ký ức và nếp sống văn hoá hiện hữu trong lòng người dân Sài Thành, những ký ức về Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 vẫn được gìn giữ và lưu truyền một cách tích cực đến các thế hệ trẻ ngày nay. Đỡ Buồn hy vọng thông qua bài viết này có thể truyền tải và giúp bạn quý trọng hơn về những giá trị văn hoá lịch sử về ẩm thực, nghề nghiệp và con người đáng tự hào của dân tộc nói chung và Sài Gòn nói riêng.