NHÀ THỜ ĐỨC BÀ – CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TRĂM NĂM

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ - CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TRĂM NĂM

Bất kì ai đã ở hay đã đến Sài Gòn đều không thể không nghe qua cái tên Nhà Thờ Đức Bà. Cái tên đã tồn tại từ rất lâu và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật và tinh thần của người Sài Gòn bao đời. Nào cùng Đỡ Buồn đi qua và nhìn lại một biểu tượng của thành phố từ những năm 1890 đến nay nhé!

TIỀN THÂN CỦA MỘT NHÀ THỜ GIỮA LÒNG PARIS THU NHỎ

Từ những ngày đầu khi Pháp đến Sài Gòn đã mang theo một hình ảnh về một Paris thu nhỏ tại nơi đây. Chính vì thế đường sá và công trình kiến trúc đã liên tục được xây dựng và đã hoàn toàn thay đổi cảnh quan nơi đây khiến nó trở nên trù phú và sầm uất hơn bao giờ hết.

Trước khi xuất hiện nhà thờ Đức Bà, Pháp đã từng xây dựng 2 nhà thờ trước đó. Đầu tiên được xây dựng là nhà thờ Sài Gòn nằm trên con đường số 5 (nay được đổi tên thành đường Ngô Đức Kế tại Quận 1). Nhà thờ thứ 2 được làm bằng gỗ nằm trên con kênh Charner (hiện là Phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày nay). Nhà thờ gỗ Sài Gòn được hoàn thành vào năm 1865 nhưng sau vì côn trùng gây hại nên đã được chuyển đổi công năng sử dụng cho đến khi nhà thờ Đức Bà được xây dựng hoàn thiện vào năm 1880.

Nhà thờ nhỏ nằm ở đường số 5 (Nay là đường Ngô Đức Kế, Quận 1).
Nhà thờ nhỏ nằm ở đường số 5 (Nay là đường Ngô Đức Kế, Quận 1).
Lễ khánh thành nhà thờ Sài Gòn – Được Pháp xây dựng tại kênh Charner vào năm 1863.
Lễ khánh thành nhà thờ Sài Gòn – Được Pháp xây dựng tại kênh Charner vào năm 1863.

TỪ VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN ĐẾN MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN ĐỘC ĐÁO

Ngoài tên thường được gọi là nhà Thờ Đức Bà ra người dân còn gọi nhà thờ bằng một cái tên chính khác là: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Tên tiếng Anh của nhà thờ là Immaculate Conception Cathedral Basilica và song hành cùng tiếng Pháp là Cathédrale Notre-Dame de Saïgon.

Với mong muốn tìm kiếm và xây dựng một biểu tượng bền vững theo thời gian, đồng thời còn là một trung tâm sinh hoạt đời sống tôn giáo lớn nhất lúc bấy giờ. Vào thời điểm tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste Duperré lúc bấy giờ đã tổ chức một cuộc thi tuyển nhằm mục đích lựa cho công trình Nhà thờ Đức Bà sắp tới một bản vẽ phù hợp và đọc đáo nhất.

Qua nhiều lần chọn lọc, bản thiết kế của kiến trúc sư người Pháp J.Bourad đã được lựa chọn để xây dựng. Thiết kế của kiến trúc của nhà thờ được dựa trên sự kết hợp của 2 trường phái kiến trúc là Roman và Gothic. Sự kết hợp độc đáo, hài hòa đã tạo nên ấn tượng tốt với các nhà cầm quyền lúc bấy giờ. Không chỉ xây dựng được một bản thiết kế ấn tượng mà kiến trúc sư người Pháp J.Bourad còn trúng thầu xây dựng công trình do chính mình vẽ nên.

Bản vẽ nhà thờ Đức Bà.
Bản vẽ nhà thờ Đức Bà.

Sau khi bản vẽ đã được lựa chọn, đã có 3 địa điểm được cân nhắc lựa chọn xây dựng có thể kể đến như:

    • Đầu tiên là vị trí nhà thờ cũ ở con kênh Charner (Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ ngày nay);
    • Sau là vị trí Trường Thi Cũ, nằm ở góc đường Hai Bà Trưng – Lê Duẩn ngày nay;
    • Cuối cùng là vị trí hiện tại nằm tại Công Xã Paris tồn tại cho đến ngày nay.

Vào ngày 7/10/1877, Đức Cha Isidore Colombert – Đức giám mục đại diện cho tổng tòa giáo phận lúc bấy giờ đã đánh dấu việc xây dựng nhà thờ thông qua nghi lễ làm phép và đặt viên đá đầu tiên tại vùng đất này.

Nghi lễ đặt viên đá đầu tiên.
Nghi lễ đặt viên đá đầu tiên.

Việc xây dựng nhà thờ đã được diễn ra trong vòng 3 năm. Vào ngày lễ Phục sinh, 11 tháng 4 năm 1880, một buổi lễ cầu phúc và lễ hoàn thành đã được tổ chức với sự góp mặt đông đủ bao gồm cả Thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Vilers lúc bấy giờ. Toàn bộ vật liệu xây dựng nhà thờ đều được nhập hoàn toàn từ nước Pháp với giá trị lên đến 2.500.000 franc Pháp vào thời điểm lúc bấy giờ. Người ta có thể nhìn thấy tấm đá granite bên trong cổng vào chính để kỉ niệm thời điểm bắt đầu và kết thúc xây dựng nhà thờ. Ban đầu nhà thờ được gọi là Nhà thờ nhà Nước bởi kinh phí xây dựng được sử dụng lúc bấy giờ.

Khi nhà thờ được hoàn thiện xây dựng vào năm 1880, hai tháp chuông nhà thờ đạt chiều cao khoảng 37m. Sau đến năm 1895, theo thiết kế bổ túc của kiến trúc sư Fernand Gardes, nhà thờ được bổ sung thêm 2 tháp chuông với chiều cao đạt khoảng 57,6m. Đi kèm trên đỉnh là 2 cây thánh giá lớn với chiều cao 3,5m đã khiến chiều cao từ thánh đường lên tới đỉnh tháp vào khoảng 60,5m. Để có thể đỡ bộ chuông 6 cái với gần 30 tấn, tường nhà thờ đã được được gia cố và xây dày lên đến 1,4m.

Nhà thờ Đức bà thêm hai tháp chuông vào năm 1895.
Nhà thờ Đức bà thêm hai tháp chuông vào năm 1895.
Nhà thờ Đức Bà trước năm 1945.
Nhà thờ Đức Bà trước năm 1945.

KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO BÊN TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Trần nhà bên trong thánh đường nhà thờ Đức Bà.
Trần nhà bên trong thánh đường nhà thờ Đức Bà.

Thánh đường là nơi được thiết kế rộng nhất tại nhà thờ. Có thể chịu được 10 lần toàn bộ kiến trúc với sức chứa hơn 1200 người. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m với chiều rộng là 35m và chiều cao mái vòm gần 21m.

Phía sau nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao xuống.
Phía sau nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao xuống.

Nhà thờ Đức Bà được cho là có sử dụng đến 24 loại ngói để lợp mái. Ban đầu hầu hết đều sử dụng các loại ngói được nhập từ Pháp về sau vì chiến tranh một số phần đã bị hư hỏng và được thay mới bởi các loại ngói ở Việt Nam có thể kể đến như Wang-Tai Saigon, các loại ngói được sản xuất trong nước lúc bấy giờ.

Bộ chuông nằm trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà.
Bộ chuông nằm trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà.

Những chiếc chuông ở nhà thờ Đức Bà luôn khiến những ai ghé quá đây tham quan đều không khỏi ấn tượng. 6 quả chuông đồng lớn được hãng Bollee chế tác năm 1879 tương ứng với các phối âm sol- la – si – do – re – mi đầy ấn tượng. 

Kính màu tại nhà thờ Đức Bà.
Kính màu tại nhà thờ Đức Bà.

Trên các bức tường ở nhà thờ Đức Bà đều có các cửa sổ bằng kính màu. Miêu tả những sự kiện về các nhân vật có trong Kinh Thánh. Bao gồm 56 ô cửa kính với ánh sáng trên các cửa sổ được phối màu hài hòa tạo một cảm giác an bình nhưng cũng không thiếu phần trang trọng. Toàn bộ các ô cửa kính đều do hãng Lorin (Pháp) sản xuất lúc bấy giờ.

Ô cửa kính màu trên tường nhà thờ Đức Bà.
Ô cửa kính màu trên tường nhà thờ Đức Bà.
Bàn thờ phía trong cung thánh được tạc bằng đá cẩm thạch.
Bàn thờ phía trong cung thánh được tạc bằng đá cẩm thạch.

Với 6 thiên thần được tạc trên đá cẩm thạch nguyên khối nằm trên bàn thờ phía cung thánh. Đây là một bệ đỡ bàn thờ mang đầy tính nghệ thuật và giá trị tâm linh sâu sắc khó có thể tìm được ở bất kì đâu khác.

Thiết kế đèn độc đáo bên trong nhà thờ Đức Bà.
Thiết kế đèn độc đáo bên trong nhà thờ Đức Bà.

Với phong cách nghệ thuật hài hòa giữa phong cách Gothic và Roman. Những chiếc đèn chùm trong nhà thờ luôn mang một âm điệu ấm áp, trang trọng và thánh thiêng khó có thể thay thế khi  đã đi cùng với lịch sử của nhà thờ từ những buổi ngày đầu tiên.

CỘT MỐC TÊN GỌI CỦA NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Vào năm 1880, tức sau 3 năm kể từ khi xây dựng nhà thờ Đức Bà vào năm 1877, nhà thờ chính thức được hoàn thành. Ngay sau đó vào ngày 11 tháng 4 năm 1880 (tức ngày Lễ Phục Sinh diễn ra) nhà thờ được làm lễ khánh thành và ban phước với sự góp mặt của các nhà cầm quyền lớn lúc bấy giờ. Vì nguồn kinh phí xây dựng hoàn toàn do Pháp tài trợ nên lúc đó nhà thờ còn có tên là Nhà thờ chính tòa.

Nhà thờ Đức Bà khi mới xây xong vào năm 1880.
Nhà thờ Đức Bà khi mới xây xong vào năm 1880.
Nhà thờ Đức Bà năm 1882 với Quảng trường Nhà Thờ Lớn phía trước.
Nhà thờ Đức Bà năm 1882 với Quảng trường Nhà Thờ Lớn phía trước.

Vào năm 1903 phía trước Quảng trường Nhà thờ lớn được chính quyền Pháp đặt một bức tượng đồng giáo sĩ Bá Đa Lộc che chở Hoàng Tử Cảnh (con trai vua Gia Long) trên tay là hiệp ước Nhà Nguyễn đã kí với Pháp để nhận lại sự bảo hộ. Đến năm 1945 thì bức tượng được dỡ bỏ bởi quân đồng minh bởi việc truyền bá tư tưởng sai lệch.

Bức tượng đồng Giám mục Bá Đa Lộc giang tay che chở Hoàng tử Cảnh.
Bức tượng đồng Giám mục Bá Đa Lộc giang tay che chở Hoàng tử Cảnh.

Mãi đến năm 1959, Đức giám mục Giuse Phạm Văn Thiên đã đặt làm một bức tượng bên Roma trong một lần ông tham gia Đại Hội Đức Mẹ được tổ chức ở Vatican. Bức tượng được đưa lên thuyền và về tới Sài Gòn vào tháng 2 năm 1959. Giám mục đã làm phép và viết lên mong ước cầu nguyện “Đức Bà phù hộ hòa bình cho Việt Nam”. Ngay sau đó Đức Hồng Y Agagianian từ Roma đến chủ tọa lễ bế mạc Đại hội Đức Mẹ và chủ trì nghi lễ. Từ đây nhà thờ mang tên Nhà thờ Đức Bà và khu đất nơi đây được gọi là Công trường Hòa Bình.

Nhà thờ Đức Bà tại Công trường Hòa Bình.
Nhà thờ Đức Bà tại Công trường Hòa Bình.

Năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII đã thành lập các giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam và giao các tổng giám mục cho Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ chính tòa có tên là Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn. Năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã xức dầu cho Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn và phong cho nó là Vương cung thánh đường. Từ thời điểm này, ngôi thánh đường này được gọi là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.

Tháng 5 năm 1964, quảng trường đổi tên thành Công trường Tổng thống John F. Kennedy, sau 1975 mang tên Công trường Công xã Paris.

Nhà thờ Đức Bà hiện tại.
Nhà thờ Đức Bà hiện tại.

Có thể thấy qua bao sự kiện lịch sử nhà thờ vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Sừng sững như một biểu tượng giữa lòng Sài Gòn không thể bị mất đi. Nhà thờ Đức Bà giờ đây không chỉ được xem là một công trình kiến trúc nữa mà nó đã trở thành 1 phần đời sống tinh thần, thường nhật của người Sài Gòn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline