TRƯỜNG LASAN TABERD – NGÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Ở MIỀN NAM
Ban đầu, chỉ có sáu tu sĩ dòng Lasan, một dòng tu Công giáo với sứ mệnh giáo dục trẻ em nghèo, rời Toulon, Pháp để đến Việt Nam. Khi đến Sài Gòn vào đầu năm 1866, họ tham gia quản lý trường Trung học Adran, một ngôi trường do các linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris thành lập từ năm 1861.
>>> Đại Học Văn Khoa – Ngôi Trường “Sống” Hơn Nửa Thế Kỷ Ở Sài Gòn
Nhờ uy tín trong việc giảng dạy, các tu sĩ Lasan được mời mở trường ở nhiều nơi như Chợ Lớn và Mỹ Tho vào năm 1867, tiếp đó là Vĩnh Long và Sóc Trăng vào năm 1869. Hệ thống trường Lasan nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam nhờ chất lượng giáo dục vượt trội và tâm huyết của các thầy cô giáo.
Trường chú trọng phát triển toàn diện về trí dục, đức dục và thể dục, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động thiện nguyện. Đặc biệt, trường mở cửa cho cả con em gia đình nghèo, không chỉ dành riêng cho người giàu.
Chương trình giáo dục chuẩn Pháp của trường Lasan được xem là tốt nhất thời bấy giờ, kết hợp với triết lý giáo dục nhân bản, giúp đỡ trẻ nghèo và đề cao nhân cách. So với nhiều trường quốc tế hiện nay tại Việt Nam, mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, các nhà đầu tư thường không xuất thân từ lĩnh vực giáo dục.
Trước năm 1975, hệ thống trường Lasan có mặt tại nhiều tỉnh thành miền Nam như Nha Trang, Vũng Tàu, Mỹ Tho và Sóc Trăng, trong đó nổi bật nhất là trường Lasan Taberd ở Sài Gòn.
>>> Gợi ý cho bạn: 4 Ngôi Trường Trung Học Lâu Đời Nhất Sài Gòn
VỊ TRÍ ĐẶC BIỆT CỦA TRƯỜNG LASAN TABERD
Trường Lasan được xây dựng trên một mảnh đất có vị trí rất đặc biệt, nằm tại trung tâm của thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái, do chúa Nguyễn Phúc Ánh xây dựng trước khi lên ngôi vua. Sau khi người Pháp chiếm được Gia Định, họ đã xây dựng dinh thống đốc đầu tiên tại Sài Gòn trên nền thành cũ, sau đó chuyển cơ sở này để làm trường dòng, mà sau này trở thành trường Lasan Taberd (tên đúng là La Salle Taberd).
Trường Lasan Taberd hoạt động từ năm 1873 đến năm 1976, là tài sản của Hội truyền giáo Công giáo, nổi tiếng với thành tựu trong giáo dục và đào tạo nhân tài. Trường do các sư huynh Dòng La San quản lý, áp dụng các lý thuyết giáo dục của thánh Jean-Baptiste de La Salle.
>>> Bật mí cho bạn: Chợ Bà Chiểu – Khu Chợ Sầm Uất Của Gia Định Xưa
Những người quản lý trường Taberd được gọi là “sư huynh”, từ các từ Frater (tiếng Latin), Frère (tiếng Pháp) hay Brother (tiếng Anh), thể hiện tinh thần huynh đệ trong cộng đoàn Kitô giáo.
Trường Taberd cũng khuyến khích học sinh làm việc thiện và hiểu biết về cuộc sống của người nghèo. Đầu thập niên 1970, học sinh các lớp 9 và 10 hàng tuần đến thăm các khu lao động nghèo, cắt tóc cho trẻ em và phát thuốc miễn phí theo toa của các bác sĩ và sinh viên y khoa. Học sinh còn được dạy thêm các nghề như chụp ảnh, rửa ảnh, sửa radio.
Năm 1964, nhóm học sinh kiêm nhạc sĩ Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang và Kỳ Phát tổ chức một đại nhạc hội tại trường trung học La San Taberd để kỷ niệm Cách mạng 01 tháng 11. Đến năm 1969, sự kiện này trở thành Đại hội Nhạc trẻ, thường xuyên được tổ chức tại sân trường Taberd.
Nhiều nghệ sĩ từng học tại trường Taberd như Jo Marcel, Nguyễn Ánh 9, Mai Châu, Trần Trịnh và thế hệ sau này có Don Hồ. Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi cũng từng dạy nhạc tại đây.
Sau năm 1975, các trường La San ở Sài Gòn và các phân hiệu khác như Nha Trang, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Sóc Trăng bị nhà nước thu hồi. Trường La San Taberd đóng cửa năm 1976 và cơ sở được dùng làm trường Trung học Sư phạm, sau đó là trường Trung học Phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa.
>>> Khám phá thêm: Công Trường Quốc Tế – Hồ Con Rùa Lưu Giữ Một Sài Gòn Cũ