Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh – Bến Bạch Đằng đã trở thành một biểu tượng không thể phai nhạt trong tâm trí người dân Sài Gòn. Tượng đài này được hải quân Việt Nam Cộng Hòa xây dựng vào khoảng năm 1967 nhằm ghi nhớ công ơn.
TƯỢNG ĐÀI ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO MỘT PHẦN SÀI GÒN XƯA – NAY
Vào năm 1967, Hải quân VNCH cùng Hội Đức Thánh Trần tổ chức thi tác tượng Trần Hưng Đạo để đặt tại công trường Mê Linh. Tác phẩm của Phạm Thông, một tác giả trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Sài Gòn, đã thắng giải.
>>> Gợi ý cho bạn: Chợ Bến Thành – Ngôi Chợ Trung Tâm Của Sài Gòn
Tượng đài đức thánh Trần Hưng Đạo cao gần 6m, đứng trên bệ hình lăng trụ tam giác cao gần 10m. Bên cạnh đó, tượng mô tả Trần Hưng Đạo trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông.
Theo truyền thuyết là khi ngài nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa.”
VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA CỦA TƯỢNG ĐÀI ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO
Vị trí hiện tại của tượng đài Trần Hưng Đạo đã trải qua nhiều thay đổi, với nhiều bức tượng và tượng đài khác nhau từng được đặt tại đây trước khi xuất hiện địa danh này như hiện nay.
Khi người Pháp bắt đầu phát triển Sài Gòn thành một đô thị lớn và đặt tên đường từ năm 1863, vị trí tượng đài là giao điểm của ba con đường lớn. Năm 1875, một mang tên Lamaillе được chuyển đến đây. Tháp nhằm vinh danh Jules Lamaillе, một đại úy Hải quân Pháp đã có nhiều đóng góp trong phát triển thương mại tại Sài Gòn và thuộc địa. Trước đó, tháp Lamaillе được dựng ở bờ sông đầu đường Catinat vào năm 1865.
>>> Có thể bạn chưa biết: Công Viên Bách Tùng Diệp Và Lịch Sử Hình Thành
Vào khoảng năm 1877, bên cạnh tháp Lamaillе, người Pháp đã dựng thêm tượng Thủy sư đề đốc Pháp Charlеs Rigault de Genouilly. Công trường này sau đó được gọi là Rigault de Genouilly. Người Sài Gòn thời đó thường gọi các bức tượng bằng số hình như Tượng Một Hình, Tượng Hai Hình và Tượng Ba Hình. Tượng Một Hình là tượng của Rigault de Genouilly, Tượng Hai Hình là tượng của Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh, và Tượng Ba Hình là tượng Gambetta cùng hai lính Pháp.
Cuối thập niên 1890, người Pháp thay thế tháp Lamaillе bằng tháp Doudart de Lagrée. Tháp Doudart de Lagrée từng được dựng năm 1877 ở kinh Charner, nay là Nguyễn Huệ – Mạc Thị Bưởi. Năm 1887, vì nhu cầu lấp kênh để làm đại lộ Charner, tháp được chuyển về đầu đường Bonard, vị trí hiện nay là Nhà hát lớn Sài Gòn.
Cho đến năm 1897, để xây dựng Nhà hát lớn, tháp lại được chuyển về công trường Rigault de Genouilly, nay là công trường Mê Linh và tồn tại đến những năm 1960.
Công trường Mê Linh gắn liền với đường Hai Bà Trưng hiện nay. Ban đầu, con đường này được người Pháp đặt tên là Impériale, sau đó đổi thành Nationale và từ năm 1902, mang tên Paul Blanchy. Năm 1952, chính quyền Việt Nam đổi tên đoạn từ công trường Rigault de Genouilly đến đại lộ Norodom thành Trưng Nữ Vương. Đến năm 1955, chính quyền đệ nhất cộng hòa gộp hai đường Trưng Nữ Vương và Paul Blanchy thành đường Hai Bà Trưng, tên gọi này vẫn giữ nguyên đến ngày nay.
Năm 1945, trong Cách mạng Tháng Tám, tượng Genouilly bị dỡ bỏ, nhưng tháp Doudart de Lagrée vẫn tồn tại thêm hơn 10 năm nữa. Đến năm 1955, công trường Rigault de Genouilly được đổi tên thành Công trường Mê Linh, để tưởng nhớ Nhị vị Trưng Vương.
Công trường Mê Linh được thiết kế hình bán nguyệt, với nhiều cây xanh và hoa cỏ, có một hồ nước nhân tạo từ đầu thập niên 1960. Năm 1962, tại vị trí Tượng Một Hình cũ, chính quyền xây dựng tượng đài Hai Bà Trưng của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế.
Tuy nhiên, tượng đài này chỉ tồn tại khoảng một năm, bị đám đông giật đổ vào năm 1963 do bị cho rằng gương mặt của tượng giống với hai mẹ con bà Nhu.
Trần Lệ Xuân (22 tháng 8 năm 1924 – 24 tháng 4 năm 2011), còn được gọi tắt theo tên chồng là bà Nhu (tiếng Anh: Madame Nhu), là một gương mặt then chốt trong chính quyền Ngô Đình Diệm (vợ của Ngô Đình Nhu, em trai và cũng là cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm) và là chủ tịch Phong trào Liên đới Phụ nữ trực thuộc Đảng Cần lao Nhân vị. Sau khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đảo chính và ám sát năm 1963, bà buộc phải lưu vong sang Ý cho đến khi qua đời.
Trích nguồn: Wiki – Trần Lệ Xuân
Gần bốn năm sau thì tượng đài đức thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng thay thế vị trí của tượng Hai Bà Trưng.
>> Khám phá thêm: Tường Đài Trần Nguyên Hãn – Thánh Tổ Binh Chủng Truyền Tin
Tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh ở Công viên Mê Linh, quận 1 là một trong những biểu tượng văn hóa lịch sử quan trọng của thành phố. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo vẫn giữ được giá trị lịch sử và văn hóa của mình. Tượng đài không chỉ là một điểm nhấn kiến trúc mà còn là nơi để con người tìm về cội nguồn, tìm thấy sự bình yên và cảm hứng.