CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP TRẮC TRỞ CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN

Cuộc Sống Và Sự Nghiệp Của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được coi là một trong ba người có ảnh hưởng lớn nhất đến tân nhạc Việt Nam. Tuy nhiên sự nghiệp âm nhạc của ông cũng không tránh khỏi nhiều tranh cãi. Dù vậy, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ông cho âm nhạc Việt Nam.

TRỊNH CÔNG SƠN – TUỔI THƠ LÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI

Trịnh Công Sơn và những chuyến đi
Trịnh Công Sơn và những chuyến đi

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là người con Daklak, không chỉ gắn bó với một nơi cư trú cụ thể mà cuộc đời ông còn gắn liền với những chuyến di chuyển liên tục của gia đình. Cha mẹ của Trịnh Công Sơn, đều người gốc Huế, xuất thân từ làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, Thừa Thiên – Huế.

Cha của ông là Trịnh Xuân Thanh, doanh nhân yêu nước, dù thuộc gia đình khá giả với cửa hàng lớn tại Huế nhưng vẫn liên tục bị cầm tù và tra tấn do hoạt động chống Pháp. Trịnh Công Sơn từng chia sẻ rằng:

Cha tôi đã ở trong tù còn nhiều hơn ở nhà và kỷ niệm không thể nào phai nhạt trong tôi, đó là đêm tôi được phép vào thăm và ở lại với cha tôi trong trong nhà lao Thừa Phủ Huế. Hình ảnh cha tôi đã lớn dần lên trong tôi bằng sự thương yêu, kính trọng”.

Gia đình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Gia đình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Bà Lê Thị Quỳnh (mẹ Trịnh Công Sơn) là một phụ nữ xinh đẹp và đảm đang và từng đoạt giải hoa khôi trường Đồng Khánh. Sau khi chuyển về Huế vào năm 1943, Trịnh Công Sơn theo học tại trường Lycée Francais (nay là trường tiểu học Lê Lợi) và trường Provindence (nay là Đại học Khoa học Huế).

Ông cũng đã học tại Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại Lycée Jean Jacques Rousseau (nay là trường Lê Quý Đôn). Trong suốt thời thơ ấu, Trịnh Công Sơn đã phải chuyển trường đến 16 lần, chủ yếu vì gia đình ông phải liên tục di chuyển do các hoạt động chống Pháp của cha.

>>> Gợi ý cho bạn: Sống đơn giản bình dị như người Sài Gòn thời ấy

SỐ PHẬN QUANH CUỘC ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN

Năm 1955, hiệp định Geneve được ký kết, đánh dấu sự rút lui của Pháp khỏi Việt Nam. Cũng trong năm đó, gia đình Trịnh Công Sơn phải đối mặt với một nỗi đau lớn. Cha của Trịnh Công Sơn đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông.

Nỗi đau mất cha đã tạo một "vết sẹo" lớn trong tim ông
Nỗi đau mất cha đã tạo một “vết sẹo” lớn trong tim ông

Khi đó, Trịnh Công Sơn mới 16 tuổi và mẹ ông đang mang bầu cô con gái út được 4 tháng. Sự mất mát này đã để lại một vết thương sâu trong Trịnh Công Sơn, do đó cuộc sống và âm nhạc của ông không thể tách rời với nỗi đau này.

Vào một buổi sáng đầu hè năm 1957 tại Huế, trong lúc tập luyện võ thuật với em trai Trịnh Quang Hà trước sân nhà, bất ngờ Trịnh Quang Hà ngã nhào vào anh trai trong một cú thúc mạnh đè nặng lên ngực Trịnh Công Sơn, khiến ông bị vỡ mạch máu phổi và phải nằm liệt giường gần hai năm.

Trong thời gian đầu, ông không thể tự ăn uống, phải chỉ nằm một chỗ và húp cháo lỏng. Nhưng khi sức khỏe dần hồi phục, ông đã tìm thấy sự an ủi trong sách, đọc đủ loại từ triết học đến văn học, từ dân ca đến Phật học thay cho đam mê võ thuật.

Vì thế những mất mát và bệnh tật đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn ông, nhưng cũng là động lực để ông tìm thấy niềm khao khát sống mãnh liệt, như một cơn mưa quý giá hồi sinh cây cối đang khô héo.

Cơn sóng cuộc đời đã "xô đẩy" chàng thiếu niên
Cơn sóng cuộc đời đã “xô đẩy” chàng thiếu niên

Kiếp nạn cuối cùng của ông xảy ra cùng năm 1957, mẹ ông lơ đãng quên khóa tủ tiền và để kẻ trộm, một người thợ của gia đình, lấy đi toàn bộ tài sản. Với đàn con nhỏ và con trai cả đang nằm liệt giường, bà buộc phải bán nhà và chuyển đi, công việc kinh doanh cũng rơi vào bế tắc.

Những biến cố dồn dập này đã đẩy Trịnh Công Sơn vào một ngã rẽ mới, thay đổi hoàn toàn hướng đi của cuộc đời ông.

NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN

Bông hồng làm thay đổi cuộc đời Trịnh Công Sơn
Bông hồng làm thay đổi cuộc đời Trịnh Công Sơn

Trong lúc cô đơn tuyệt vọng, Trinh Công Sơn đã tự học guitar với một người bạn và đã sáng tác nên ca khúc “Ướt Mi”. Tuy nhiên, “Ướt Mi” không phải tác phẩm đầu tay của ông, hai ca khúc đầu tay chính là “Sương Đêm” và “Sao Chiều” vào năm 17 tuổi, nhưng chưa công bố.

Đến năm 1959, khi “Ướt Mi” ra mắt với sự thể hiện của Thanh Thúy, gia đình và bạn bè mới nhận ra tài năng âm nhạc của ông. Tài năng này tiếp tục bộc phát khi ông đã chọn học sư phạm tại Qui Nhơn, nơi mà thiếu giáo viên và đào tạo nhanh chóng chỉ trong hai năm. Tại đây, cố nhạc sĩ được giao làm trưởng Ban Văn Nghệ, đây chính là cơ hội thể hiện niềm đam mê âm nhạc và sáng tác nhiều tác phẩm nổi bật như “Dã Tràng Ca”, “Biển Nhớ”, và “Nhìn Những Mùa Thu Đi”.

>>> Tham khảo thêm: Phụ nữ Sài Gòn xưa trong những bộ áo sành điệu

Năm 1964, sau khi tốt nghiệp, Trịnh Công Sơn cùng bạn học về dạy ở B’lao, nay là thành phố Bảo Lộc. Trong thời gian này, ông đã sáng tác nhiều bài hát và đưa vào những sáng tác của mình những hình ảnh và cảm xúc từ không gian sống của mình.

Sự kết hợp giữa ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh
Sự kết hợp giữa ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh

Cũng trong năm này, cố nhạc sĩ gặp nữ ca sĩ Khánh Ly ở Đà Lạt và mời cô về Sài Gòn hợp tác. Tuy nhiên, Khánh Ly từ chối vì lý do cá nhân và ông tiếp tục công việc dạy học, đồng thời duy trì đam mê âm nhạc.

Không lâu sau, vào năm 1967, Trịnh Công Sơn tìm cách trốn nhập ngũ và trở về Sài Gòn. Vô tình ông gặp lại Khánh Ly và cả hai hợp tác tạo nên một cặp đôi huyền thoại. Bắt đầu từ sân khấu nhỏ tại trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, cả hai trở thành một hiện tượng suốt thời điểm đó.

Khánh Ly và nhạc Trịnh đã nổi lên như một hiện tượng
Khánh Ly và nhạc Trịnh đã nổi lên như một hiện tượng

Trong những năm sau đó, Trịnh Công Sơn cho ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc phản chiến, được sinh viên và trí thức yêu thích và ủng hộ. Các tập ca khúc nổi bật như “Da Vàng”, “Kinh Việt Nam”, và “Ta Phải Thấy Mặt Trời” đã khẳng định sự sáng tạo không ngừng của ông trong những năm tháng đầy ý nghĩa của cuộc đời mình.

MỘT HÀNH TRÌNH DÀI ĐẦY SỐNG GIÓ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lớn lên trong tình thương của cha mẹ cùng 9 anh chị em. Suốt tuổi trẻ, ông sống giữa tình bạn, tham gia các hội hè âm nhạc và những chuyến du ca sôi nổi, luôn được nhiều người yêu thương và ngưỡng mộ.

Khi về già, căn nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch của ông ở Sài Gòn luôn đầy ắp bạn bè và khách khứa. Mọi người đến chơi, trò chuyện, uống rượu, và đàn hát cùng ông. Dù vậy, trong âm nhạc và tình cảm, Trịnh Công Sơn luôn chọn con đường độc hành.

Tuy nhiều bạn bè nhưng tuy duy âm nhạc ông vẫn cô đơn
Tuy nhiều bạn bè nhưng tuy duy âm nhạc ông vẫn cô đơn

Âm nhạc của ông mang dấu ấn riêng biệt, không trùng lặp với ai trước đó hay sau này. Những nhạc phẩm của ông được nhiều người mến mộ, trích dẫn như triết lý sống và hát khắp nơi, mê đắm ngôn từ và giai điệu. Dù yêu thích, nhiều người thừa nhận rằng họ không thể hiểu hết. Âm nhạc của Trịnh như một mê cung của ngôn từ và ý niệm mà chỉ ông mới biết rõ đường ra lối vào.

Trịnh Công Sơn yêu nhiều, những bóng hồng được ông đưa vào thơ nhạc, nâng niu và trân trọng bằng tình yêu tinh tế, dịu dàng. Nhưng cuối cùng, ông không chung đôi với ai. Ông tìm kiếm một tri kỷ, người có thể thấu hiểu và sẻ chia những tâm tư, cảm xúc. Nhưng điều đó thật khó, nên ông sống một mình suốt đời.

Gặp gỡ, say đắm nhiều người nhưng không ai đồng hành
Gặp gỡ, say đắm nhiều người nhưng không ai đồng hành

Những người bạn của Trịnh kể rằng, dù ngồi giữa bạn bè, suy tư của ông vẫn bay bổng, xa xăm, lơ đãng. Suy tưởng của Trịnh có lúc rất giản dị, gần gũi, nhưng cũng có lúc sâu thẳm, ít người hiểu được.

Những bài hát kêu gọi hòa bình của ông có số phận trớ trêu, như vòng nguyệt quế vinh quang nhưng đầy gai sắc nhọn. Trước năm 1975, chính thể ở cả hai miền không muốn nói tới những bài hát này, chỉ có người dân yêu nhạc mới tìm đến và yêu thích. Đến tận ngày nay, nhạc của Trịnh vẫn sống mãi trong lòng người yêu nhạc.

Trịnh Công Sơn được nhiều người thương nhưng cũng bị nhiều người phản đối, có lẽ chỉ bởi sự lựa chọn của ông không giống họ. Từ năm 1967, khi những ca khúc phản chiến đầu tiên của ông được phát hành, dư luận bắt đầu lên án ông.

Hành trình trắc trở đưa âm nhạc đến người nghe
Hành trình trắc trở đưa âm nhạc đến người nghe

Biến cố năm 1975, trong khi gia đình và bạn bè chọn cách rời khỏi quê hương, Trịnh Công Sơn chọn ở lại. Ông từng chia sẻ rằng hạt mầm âm nhạc trong ông chỉ có thể lớn lên trên mảnh đất quê cha đất tổ. Sau năm 1975, cái tên Trịnh Công Sơn tiếp tục bị mổ xẻ và xem xét cả trong nước lẫn hải ngoại.

Cái tên Trịnh Công Sơn bị mổ xẻ và xem xét cả trong nước lẫn hải ngoại
Cái tên Trịnh Công Sơn bị mổ xẻ và xem xét cả trong nước lẫn hải ngoại

Người ta lật lại những ca khúc ông viết cho bạn bè hai phe, cho những xác thân đã ngã xuống, những đau đáu trên phận người, và những lời ông đã nói ở đâu đó để xâu xé, kể tội, dè bỉu. Trịnh Công Sơn lặng im chịu trận và chấp nhận tất cả như một sự đánh đổi cho ước nguyện hòa bình đã thành sự thật.

Sau tất cả, sự lựa chọn phe phái chưa bao giờ là điều ông quan tâm. Nếu có lựa chọn, ông chỉ luôn chọn một điều duy nhất: Việt Nam, là Bắc Trung Nam, là dòng máu Lạc Hồng. Và trên hết, ông chọn viết nhạc về hòa bình, mong mỏi hòa bình trở lại trên quê hương đau khổ.

GÓC NHÌN NHÂN SINH QUAN VÀ ÂM NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Trịnh Công Sơn - Thiền nhân giữa đời chợ
Trịnh Công Sơn – Thiền nhân giữa đời chợ
Từ góc nhìn nhân sinh và âm nhạc, Trịnh Công Sơn như một thiền nhân giữa chợ đời. Ông sáng tác và hát những khúc ca chiêm nghiệm của riêng mình giữa muôn vàn trào lưu âm nhạc khác nhau, giữ vững chỗ đứng của mình mà không bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh. Sự tĩnh tại trong tâm hồn ông được nuôi dưỡng từ những giáo lý và triết thuyết Phật giáo mà ông đã tiếp xúc từ nhỏ.

Nếu như thi sĩ Phạm Thiên Thư phải mất 10 năm tu học trong chùa để thẩm thấu triết lý Phật pháp và trở thành một người “thi hoá kinh Phật”, thì Trịnh Công Sơn, dù không xuống tóc đi tu, từ nhỏ đã như một hạt mầm lớn lên giữa những lời kinh, âm nhạc và tư tưởng Phật giáo.

Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình Phật tử. Mẹ ông là một Phật tử thuần thành, thường xuyên đi chùa, tụng kinh và làm phước. Bà là tấm gương sáng về lòng trắc ẩn, bao dung, là chỗ dựa vững chắc cho ông.

Bước đi khác biệt khi ông bất đầu làm nhạc
Bước đi khác biệt khi ông bất đầu làm nhạc

Từ năm 15 tuổi, sau khi cha mất, Trịnh Công Sơn thường xuyên lên chùa đọc kinh, làm công quả và đôi khi ngủ lại chùa. Hai ngôi chùa mà ông thường lui tới ở Huế là chùa Phổ Quang và chùa Hiếu Quang. Trong những ngôi chùa này, ông được nghe giọng tán tụng của các vị kinh sư nổi tiếng, những người am hiểu sâu sắc kinh pháp và âm nhạc Phật giáo.

Trịnh Công Sơn từng quy y với hòa thượng chùa Phổ Quang và được đặt pháp danh là Nguyên Thọ, mang ý nghĩa “suối nguồn trao truyền”. Ông còn theo học một lớp tán tụng tại chùa Phổ Quang và là một trong những đệ tử xuất sắc, có năng khiếu.

Dù sau này, Trịnh Công Sơn vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, ông đã chọn một ngã rẽ khác: buông bỏ giáo lý, chấp niệm và những phương tiện hữu hình ngoài tâm thức, để tìm kiếm sự tự do trong tâm hồn.

NHẠC TRỊNH – TƯỢNG ĐÀI ÂM NHẠC

Nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ thành công rực rỡ trong nước mà còn được công chúng quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản, yêu thích. Từ những năm 1970, các ca khúc như “Ca Dao Mẹ,” “Diễm Xưa,” và “Ngủ Đi Con” do Khánh Ly trình bày đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của khán giả Nhật Bản, với “Ngủ Đi Con” bán ra khoảng hai triệu đĩa. Nhiều bài hát của ông được dịch sang tiếng Nhật và biểu diễn bởi các nghệ sĩ nổi tiếng.

Nhạc Trịnh dần dần chiếm trọn trái tim người yêu âm nhạc
Nhạc Trịnh dần dần chiếm trọn trái tim người yêu âm nhạc

Trong thập niên 1980-1990, khi văn hóa và âm nhạc Việt Nam phục hồi sau chiến tranh, nhạc Trịnh vẫn vang lên khắp nơi dù bị một bộ phận người Việt hải ngoại phản đối. Ở Việt Nam, sau vài năm bị cấm, nhạc Trịnh được phép hát trở lại. Trịnh Công Sơn, sau thời gian lao động ở vùng kinh tế mới, đã trở về làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố, sáng tác trở lại và hợp tác với nhiều ca sĩ trong nước như Trịnh Vĩnh Trinh và Hồng Nhung. Đặc biệt, Hồng Nhung trở thành biểu tượng của nhạc Trịnh trong thập niên 1990.

Năm 1999, Trịnh Công Sơn xây dựng Hội quán Hội Ngộ bên bờ sông tại làng du lịch Bình Quới, nơi gặp gỡ của giới yêu nhạc, hội họa và thơ ca. Công trình hoàn thành vào tháng 1 năm 2001 nhưng ông qua đời vào ngày 1-4-2001. Tang lễ của ông thu hút hàng nghìn người hâm mộ và được các báo lớn như BBC, The New York Times và Los Angeles Times đưa tin.

Sau khi ông mất, Hội quán Hội Ngộ trở thành Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn. Nhiều chương trình tưởng niệm được tổ chức tại đây, thu hút hàng chục nghìn người. Từ năm 2012, các chương trình tưởng niệm chuyển về công viên cầu Ánh Sao – Phú Mỹ Hưng – Quận 7, và năm 2019 tổ chức tại sân vận động Hoa Lư, Q.1 với 20.000 khán giả. Năm 2020, do đại dịch Covid-19, nhiều chương trình bị hủy bỏ.

Con đường vinh tên ông ở thủ đô Hà Nội
Con đường vinh tên ông ở thủ đô Hà Nội

Năm 2011, thành phố Huế đặt tên Trịnh Công Sơn cho một con đường mới dọc bờ sông Hương. Hà Nội, Sài Gòn, Quy Nhơn và Đà Nẵng cũng đặt tên ông cho các con đường. Huế còn lên kế hoạch xây dựng “Nhà Nguyện Tình Yêu” và di dời phần mộ của ông về Huế.

Bộ phim "Em và Trịnh" dựa trên số phận và tình yêu của Trịnh Công Sơn
Bộ phim “Em và Trịnh” dựa trên số phận và tình yêu của Trịnh Công Sơn

Ngày 28 – 2 – 2019, Google tiếng Việt vinh danh Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của ông. Ông được ví như “Bob Dylan của Việt Nam,” biểu tượng của tinh thần yêu chuộng hòa bình và yêu thương con người.

Với hơn 40 năm sáng tạo, Trịnh Công Sơn để lại dòng nhạc Trịnh xoay quanh ba chủ đề: tình yêu, thân phận con người và thời cuộc. Sản nghiệp lớn nhất của ông không chỉ là âm nhạc mà còn là tư tưởng về sự kết nối, yêu thương và hòa hợp giữa con người.

>>> Liệu bạn có nhớ: Xà Bông Cô Ba – Dấu Ấn Thời Gian Và Di Sản Vượt Thời Đại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline