ĐIỂM LẠI NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG CỦA SÀI GÒN XƯA

Điểm lại những món ăn đặc trưng của Sài Gòn xưa.

Vốn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, Sài Gòn lúc bấy giờ đã tiếp thu những tinh hoa trong văn hóa của phương Đông và phương Tây để tạo thành một nét đặc trưng riêng. Trong văn hóa của Sài Gòn, hình ảnh những gánh hàng rong, những xe hủ tíu hay những mâm mía ghim trở nên quen thuộc và cũng là một phần tuổi thơ của người Sài Gòn lúc bấy giờ.

VĂN HÓA ẨM THỰC LÂU ĐỜI CỦA SÀI GÒN

Nhắc đến Sài Gòn “Hòn ngọc Viễn Đông” dù xưa hay nay thì ai cũng sẽ nghĩ đến những địa danh đã gắn liền với Sài Gòn từ những ngày đầu thành lập như Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành hay con đường Tự Do xa hoa lộng lẫy từ những năm trước giải phóng.

Dù trên bất kỳ địa điểm nào của Sài Gòn thì ai ai cũng có thể thấy được những gánh hàng rong bán đồ ăn vặt hay những hàng quán nhỏ cạnh vỉa hè với vô vàng món ngon độc đáo.

Dọc các tuyến đường đều bắt gặp được những “góc ăn vặt” của người Sài Gòn.
Dọc các tuyến đường đều bắt gặp được những “góc ăn vặt” của người Sài Gòn.

Ngày trước, tuy chỉ có những món bình dị như hủ tíu, mía ghim, phá lấu,… tuy đơn giản nhưng lại là những món ăn đã gắn bó với Sài Gòn rất lâu, từ những năm trước giải phóng. Nhìn vào văn hóa ẩm thực, đặc biệt là những món ăn đặc trưng của Sài Gòn giai đoạn này, như được thấy lại một phần nào đó cuộc sống Sài Gòn thú vị, náo nhiệt theo một cách riêng của nó.

Cho đến nay cũng đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng in sâu trong kí ức của nhiều người Sài Gòn vẫn là những hình ảnh, nỗi nhớ về những gánh hàng rong, mâm mía ghim hay xe hủ tíu,… vô cùng đậm sâu.

NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG CỦA SÀI GÒN TRƯỚC GIẢI PHÓNG

Nhìn lại Sài Gòn của những năm trước giải phóng, tuy nhỏ bé nhưng văn hóa ẩm thực của người dân Sài Gòn lúc bấy giờ lại vô cùng thú vị. Hãy cùng Đỡ Buồn nhìn lại những gánh hàng rong, những hàng quán của Sài Gòn lúc bấy giờ nhé!

1. Hủ tíu – Mang đậm văn hóa Trung Hoa

Từ năm 1778 xe hủ tíu xuất hiện với những người chủ gốc Hoa và nhận được sự đón nhận của người dân Sài Gòn lúc bấy giờ. Dần dần, hủ tíu trở thành một món ăn quen thuộc của người dân tại khu vực này.

Xe hủ tíu - hình ảnh quen thuộc đậm nét văn hóa từ Trung Hoa.
Xe hủ tíu – hình ảnh quen thuộc đậm nét văn hóa từ Trung Hoa.

Với cách chế biến công phu, hủ tíu với nước dùng có vị ngọt thanh, vừa có sự đậm đà của gia vị nêm vào. Lúc này hủ tíu đã có nhiều loại như hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Nam Vang hay hủ tíu Triều Châu. Mỗi loại hủ tíu đều có có một cái hương vị riêng cho mình, dù có kén người dùng đến mấy thì Sài Gòn vẫn là nơi đáng để thử hủ tíu qua một lần.

Xe hủ tíu mang đậm phong cách Trung Hoa.
Xe hủ tíu mang đậm phong cách Trung Hoa.

Nhớ những dạo trên các tuyến đường Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương nổi bật ở một góc đường với xe hủ tíu Cả Cần. Ở đây, sợi hủ tíu dai vừa phải, nước dùng đậm đà, cái hương vị đặc biệt này ấy thế mà đã giữ trọn vẹn được hơn nửa thể kỷ và trở thành một nét đặc trưng nổi bật của Sài Gòn – Chợ Lớn lúc bấy giờ.

Xe hủ tíu được đẩy đi bán khắp các tuyến đường của Sài Gòn.
Xe hủ tíu được đẩy đi bán khắp các tuyến đường của Sài Gòn.

Ngày trước rất dễ bắt gặp những chiếc xe hủ tíu được đẩy đi ngoài đường, mang đi những hương vị truyền thống đi khắp các nẻo đường của Sài Gòn.

>>> Hủ Tíu Gõ – Món Ăn Bình Dị Sài Gòn Từ Xưa Đến Nay

2. Phá lấu – Món ăn đường phố tồn tại trăm năm

Từ lâu, phá lấu là món ăn đường phố quen thuộc với người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa và được ưa chuộng với những người ăn phá lấu rồi nhắm với rượu, bia hay ăn chung bánh mì tiện lợi và độc đáo. Phá lấu ăn chung bánh mì có vị ngon không thua gì “hamburger” của người Mỹ. 

Phá lấu bán được người đường đi đường mua, thưởng thức tại chỗ.
Phá lấu bán được người đường đi đường mua, thưởng thức tại chỗ.

Phá lấu thường được làm từ lòng heo, có chỗ còn tận dụng tất cả các bộ phận của con heo hoặc gà, nhưng phá lấu vịt nhìn chung lại có hương vị ngon nhất. Để có được mùi vị đặc trưng của món phá lấu, người ta thường ướp với ngũ vị hương, rượu trắng và xì dầu, cuối cùng là cho thêm các gia vị như tiêu, tỏi, hành, đường,… gia giảm theo công thức của từng hàng.

Mâm phá lấu với đủ loại lòng với phần nước sốt đặc sệt, ăn cùng dưa leo, cà rốt.
Mâm phá lấu với đủ loại lòng với phần nước sốt đặc sệt, ăn cùng dưa leo, cà rốt.

Người Sài Gòn xưa nói riêng thường ăn phá lấu với dưa leo hay cà rốt, củ cải trắng muối chua. Chấm một miếng phá lấu với tí nước tương tỏi ớt là cảm nhận được ngay từng cái hương vị hòa quyện mà nhớ mãi.

3. Phở Tàu Bay – Một phần trong văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn

Xuất hiện ở Sài Gòn vào năm 1954, phở Tàu Bay mang đậm hương vị của xứ Bắc và cũng vì điều này mà quán ở này dần trở thành một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực của Sài Gòn.

Bát phở Tàu Bay lúc bấy giờ đặc biệt hơn những hàng khác là nhiều bánh, nhiều thịt và không rau.
Bát phở Tàu Bay lúc bấy giờ đặc biệt hơn những hàng khác là nhiều bánh, nhiều thịt và không rau.

Phở Tàu Bay được người dân Sài Gòn đón nhận bởi hương vị độc đáo, từng lát thịt mềm, ngọt, không quá dày, húp một muỗng nước phở sẽ cảm nhận được hương vị từ xứ Bắc xa xôi.

4. Mâm mía ghim – Món ăn vặt giải khát giữa trưa hè

Sài Gòn – Nơi phố thị xa hoa, nhộn nhịp, giữa trưa nắng ghé qua hàng mía ghim “tránh nóng”, tiện thể buôn đôi ba câu chuyện quên đi cái nắng oi ả.

Những gánh mía ghim sang sát nhau, dễ dàng tìm thấy ở các khu chợ của Sài Gòn.
Những gánh mía ghim sang sát nhau, dễ dàng tìm thấy ở các khu chợ của Sài Gòn.

Có thể thấy, điểm hẹn hò mát mẻ ở Sài Gòn trước giải phóng là ngay những gánh mía ghim. Vừa phù hợp với mọi lứa tuổi hay tầng lớp khác nhau đều chọn mía ghim là món ăn vặt lý tưởng cho những buổi trưa nắng nóng mà không bao giờ bị lỗi thời.

Mía ghim dễ mua mà cũng dễ bán, tạo điều kiện cho nhiều người dân Sài Gòn lúc bấy giờ.
Mía ghim dễ mua mà cũng dễ bán, tạo điều kiện cho nhiều người dân Sài Gòn lúc bấy giờ.

Mía ghim rất dễ chế biến, chỉ cần cắt mía thành từng khúc ngắn vừa miệng, từng khúc được ghim vào que tre chuốt nhỏ. Từng “cây mía” cột lại với nhau thành xâu, lúc ăn chỉ cần rút ghim ra rất tiện.

Mâm mía ghim - Tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ Sài Gòn xưa.
Mâm mía ghim – Tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ Sài Gòn xưa.

Bán mía ghim không cần nhiều vốn, nên từ các mẹ đến các em bé nhỏ đều chọn bán mía ghim để mưu sinh. Dọc các địa điểm vui chơi như công viên của Sài Gòn trước năm 1975, dễ dàng thấy những mâm mía ghim được các em nhỏ đội lên đầu, rao bán khắp nơi.

Mía Ghim – Món Ăn Vặt Nổi Tiếng Sài Gòn Xưa

Không dừng lại ở đó, Sài Gòn của những năm trước giải phóng còn có vô vàng món ăn đặc trưng như những xe mực nướng, xe sinh tố với nhiều loại trái cây nhiệt đới hay những cuốn bò bía nhỏ đến những gánh bánh mì khổng lồ, với mùi thơm nức mũi.

Khô mực được treo trên xe, đẩy đi khắp đường phố của Sài Gòn.
Khô mực được treo trên xe, đẩy đi khắp đường phố của Sài Gòn.
Xe nước ngọt với đủ loại, đủ màu sắc.
Xe nước ngọt với đủ loại, đủ màu sắc.
Siro đá bào món nước được yêu thích của giới trẻ Sài Gòn xưa.
Siro đá bào món nước được yêu thích của giới trẻ Sài Gòn xưa.
Giải khát lành mạnh hơn với những hàng sinh tố trái cây.
Giải khát lành mạnh hơn với những hàng sinh tố trái cây.
Không thể bỏ qua bánh mì Sài Gòn thơm nức mũi.
Không thể bỏ qua bánh mì Sài Gòn thơm nức mũi.
Lạ miệng với hương vị độc đáo của bò bía.
Lạ miệng với hương vị độc đáo của bò bía.
Những gánh trái cây tươi bắt mắt.
Những gánh trái cây tươi bắt mắt.

Nhìn lại Sài Gòn một thời đã qua với những hàng quán ăn vặt, tuy không nhiều và đa dạng như bây giờ nhưng đó là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực cũng như trong ký ức của người dân sinh sống tại Sài Gòn lúc bấy giờ.

Thỉnh thoảng, dạo một vòng trên các tuyến đường của Sài Gòn, bất chợt ở một góc nào đó vẫn còn sót lại vài ba hàng quán vỉa hè, như gợi lại những kỷ niệm đáng nhớ của Sài Gòn những năm trước giải phóng.

Dành cho bạn: Những Quán Cafe Huyền Thoại Của Người Sài Gòn Trước 1975

One thought on “ĐIỂM LẠI NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG CỦA SÀI GÒN XƯA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline