CHIỀU CHIỀU NGỒI TRÊN CHIẾC XE LAM DẠO MỘT VÒNG SÀI GÒN XƯA

Chiều chiều ngồi trên chiếc xe lam dạo một vòng Sài Gòn.

Dạo một vòng Sài Gòn của những năm 60 ai ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe lam dáng nhỏ chở khách chạy quanh các con đường. Cứ mỗi chiều tà ngồi nhâm nhi ly cà phê nghe âm thanh quen thuộc phát ra từ chiếc xe lam đang nối đuôi nhau, xe thì chở khách, xe thì chở hàng “tung hoành” khắp Sài Gòn.

NHỮNG CHIẾC XE LAM NGUYÊN BẢN CỦA SÀI GÒN XƯA

Tên gọi của xe lam tại Sài Gòn được hình thành từ tên gốc là Lambretta – một hãng sản xuất xe nổi tiếng của Ý. Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ 20, dòng xe này xem như phương tiện giao thông công cộng được người dân lao động Việt Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng lựa chọn làm phương tiện đi lại chính.

Lúc này, xe lam được xem là xe khách và xe chở hàng hóa với cấu tạo như xe tuktuk hiện nay của Ấn Độ, Sudan, Bangladesh, Thái Lan… Tuy tuổi đời khá ngắn nhưng đối với Sài Gòn của những năm trước giải phóng thì chúng đã có một thời huy hoàng và là dấu ấn riêng của vùng đất này.

Ngày ấy ai cũng chọn xe lam làm phương tiện chính.
Ngày ấy ai cũng chọn xe lam làm phương tiện chính.

Xe lam nguyên bản được chia làm 2 phần, phần cabin đằng trước dành cho tài xế, khoang sau xe chở khách được 8 – 10 người, nóc xe có thể để được hàng hóa của những người đi buôn. Phần tay lái xe lam cũng giống với ghi-đông của xe máy, dù có chở được chục người nhưng xe vẫn vô số bằng tay giống với xe 2 bánh Lambretta.

Thùng chứa máy xe nằm ngay dưới ghế của tài xế, một khi chết máy tài xế phải xuống xe mở yên ghế và kéo cho máy xe nổi bằng một cọng dây thừng, khi thì bôi dầu, khi chùi bugi cho máy xe.

Một bãi tập kết của xe lam tại Sài Gòn.
Một bãi tập kết của xe lam tại Sài Gòn.

Cuối năm 1968, khắp miền Nam Việt Nam có đến hơn 17.000 chiếc xe lam, riêng Sài Gòn có 3.200 chiếc. Số lượng xe lam ngày một tăng lên và cho đến năm 1971 đạt 30.000 chiếc trở thành phương tiện quan trọng nhất Sài Gòn và các tỉnh miền Nam.

Ngoài xe lam, lúc bấy giờ còn có thêm xích lô máy, taxi.
Ngoài xe lam, lúc bấy giờ còn có thêm xích lô máy, taxi.

Thời gian trôi qua, năm 1995, số lượng lớn xe lam được cải cách chuyển thành xe vận tải nhằm phục vụ cho chuyên chở hàng hóa và thu gom rác thải hoạt động trong các con hẻm nhỏ ở Sài Gòn, số khác được chuyển về các tỉnh lân cận để thay thế cho xe lôi.

NHÌN LẠI MỘT THỜI HUY HOÀNG CỦA XE LAM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN

Thời ấy, cứ chiều chiều lại thấy xe lam bon bon trên đường, nóc xe chở vài quang gánh của người đi buôn, dưới xe thấy những cô cậu trong chiếc áo trắng đến trường. Cùng Đỡ Buồn nhìn lại chiếc xe lam huyền thoại qua những nét ảnh dưới đây nhé!

Bãi xe lam xếp hàng ngang tại một góc đường Sài Gòn.
Bãi xe lam xếp hàng ngang tại một góc đường Sài Gòn.

Xe lam xuất hiện dường như đã thay cho xe ngựa và nhanh chóng trở thành phương tiện di chuyển, chuyên chở phổ biến nhất trên đường phố Sài Gòn từ thập niên 60s.

Bến xe lam tại Thủ Đức thập niên 1960s.
Bến xe lam tại Thủ Đức thập niên 1960s.

Xe lam đặc biệt không có trạm dừng cố định để khách lên xuống, cho nên mỗi khi ai muốn đi thì đứng sát vệ đường vẫy tay để xe đón và xe cũng dừng lại bất cứ chỗ nào mà khách xuống.

Xe lam chở chật kín khách gần khu vực Tân Sơn Nhứt - 1964.
Xe lam chở chật kín khách gần khu vực Tân Sơn Nhứt – 1964.

Khách ngồi đối diện nhau trên hai hàng ghế dài dọc theo thùng xe, cũng chính vì vậy mà biết bao mối tình tuổi học trò của cô cậu chớm nở trên chiếc xe huyền thoại này.

Nóc xe lam với quang gánh của người lao động đi buôn.
Nóc xe lam với quang gánh của người lao động đi buôn.
Xe lam vừa chở khách, vừa chở hàng hóa.
Xe lam vừa chở khách, vừa chở hàng hóa.

Vào những năm 60 thế kỷ 20, một chiếc xe lam thường có giá đến 30 cây vàng nên việc sở hữu được một chiếc xe lam hết sức khó khăn, tuy nhiên những người chủ của xe lam lúc bấy giờ có thể thu được nhiều lợi nhuận khi chở khách và hàng hóa.

Xe lam chạy trước “Vườn Thượng Uyển” - nay là công viên Tao Đàn Sài Gòn.
Xe lam chạy trước “Vườn Thượng Uyển” – nay là công viên Tao Đàn Sài Gòn.
Ngã tư Hàng Xanh với xe lam, xe máy và xích lô.
Ngã tư Hàng Xanh với xe lam, xe máy và xích lô.

Lúc bấy giờ xe lam không chỉ phổ biến ở khu vực Sài Gòn, mà còn xuất hiện nhiều ở các tỉnh lân cận, từ Gia Định trải dài cho đến Bình Dương, Biên Hòa, Mỹ Tho… cũng như nhiều đô thị lớn khác ở miền Nam Việt Nam.

Góc ngã tư đường Trần Hưng Đạo giao Nguyễn Thái Học với hàng xe lam nối đuôi nhau.
Góc ngã tư đường Trần Hưng Đạo giao Nguyễn Thái Học với hàng xe lam nối đuôi nhau.
Xe lam gần chợ An Đông (Quận 5).
Xe lam gần chợ An Đông (Quận 5).

Lộ trình của xe lam lúc này chạy dài, phủ kín các con đường trong Sài Gòn.

Xe lam trên đường Pasteur (Quận Nhứt).
Xe lam trên đường Pasteur (Quận Nhứt).
Công viên 23/9 nhộn nhịp như một bến xe lam.
Công viên 23/9 nhộn nhịp như một bến xe lam.
Khu vực Chợ Lớn với những chiếc xe lam chở đầy hàng hóa.
Khu vực Chợ Lớn với những chiếc xe lam chở đầy hàng hóa.

Bước vào những năm 70, không chỉ xe lam mà taxi cũng dần chiếm lĩnh đường phố, kế đó xe buýt cũng xuất hiện. Mãi đến khi thống nhất đất nước – 1975, các xe cơ giới khác thiếu xăng, thiếu phụ tùng thay thế không dùng được nên xe lam được trở thành phương tiện phổ biến rẻ tiền.Ngày nay, dù xe lam không còn xuất hiện phổ biến trên đường phố Sài Gòn như xưa kia nhưng chiếc xe đặc trưng này đã từng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân lao động Sài Gòn xưa. Bây giờ tuy xe lam chỉ còn hiện hữu trong nỗi nhớ của người dân Sài Gòn nhưng mỗi khi nhắc đến thì ai ai cũng có chút gì đó lưu luyến về một thời đã qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline