PHỞ TÀU BAY – HƯƠNG VỊ GÂY NHUNG NHỚ THỜI XƯA CŨ CỦA THÀNH PHỐ

Phở Tàu Bay.

Món phở từ lâu đã xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam ta. Nó đại diện cho một phần quốc túy của ẩm thực nước nhà. Và nhắc đến phở ở Sài Gòn không ai là không biết đến phở Tàu Bay từ lâu đã nổi tiếng khắp chốn Nam Kì. Nào cùng Đỡ Buồn tìm hiểu về nguồn gốc và hương vị của món phở độc đáo này nhé!

HOÀI NIỆM VỀ CÂU CHUYỆN RA ĐỜI QUÁN PHỞ TÀU BAY Ở SÀI GÒN

Đã là người Sài Gòn không ai là không nghe đến món phở “Tàu Bay”. Cái tên mà mỗi lần được nghe đến thôi người ta lại cảm thấy một sự thú vị độc đáo khó lý giải. Phở Tàu Bay cùng với những cái tên như Phở Hùng, Phở Dậu đã từng nức tiếng Sài Gòn về món phở Bắc trứ danh từ trước đến cho đến ngày nay.

Phở Tàu Bay có lẽ là thương hiệu phở Bắc lâu đời nhất ở Sài Gòn khi đã có từ năm 1954 và vẫn tồn tại cho tới ngày nay trong hơn 60 năm. Khi trước mặt quán băng qua đường Lý Thái Tổ là đồn Quân Cảnh, nay là bệnh viện Nhi. Hiện tại quán có địa chỉ nằm tại 433 – 435 Lý Thái Tổ, phường 9, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.

Quán Phở Tàu Bay vào những ngày đầu tiên năm 1954.
Quán Phở Tàu Bay vào những ngày đầu tiên năm 1954.

Ban đầu quán phở do ông Phạm Đình Nhân, người Bắc gốc Nam Định, di cư vào Nam năm 1954 mở ra để mưu sinh. Trước đó ông đã từng có thời gian bán phở ngoài Bắc trên con phố Bà Triệu khi xưa. Những ngày đầu tiên bán phở ngoài Bắc người ta vẫn thường gọi quán phở theo tên ông là Phở Nhân.

Sau thì ông được vài người lính tặng cho một chiếc mũ ca-lô, vì quý nên ông luôn đội mãi. Khách đến ăn người ta thấy giống mấy chiếc mũ phi công hay đội nên người ta gọi ông là ông tàu bay. Cũng từ đó mà có cái tên là phở Tàu Bay được ra đời.

Phở Tàu Bay khi xưa.
Phở Tàu Bay khi xưa.

Vào năm 1954, ông Nhân khi đó đã mang theo gia đình vào Nam sinh sống cũng vì thế mà mang hương vị phở Bắc vào Nam sau này. Thời đó miền Nam rất ít người ăn phở chứ không như bây giờ, cũng vì thế mà khách đến ăn tại đây cũng là dân Bắc là nhiều cũng bởi vì nhớ hương vị quê hương.

QUÁN PHỞ “BẢO THỦ” NỨC TIẾNG CHỐN SÀI GÒN

Phở Tàu Bay còn được người dân Sài Gòn gọi bằng những cái tên dân dã khác như “Tô xe lửa”, “Tô tàu thủy”, “Tô xe hơi”… Xuất hiện những cái tên này cũng bởi lẽ khi xưa ở Hà Nội quán phở Tàu Bay đóng đô ở gần một ga xe lửa. Cũng bởi thực khách đến đây chỉ với một tô đầy ắp bánh phở, thịt bò đi cùng nước lèo cũng có thể no cả một ngày. Cái tên gọi ấy xuất phát phần thì để chỉ địa điểm quán phở khi đó, phần cũng diễn tả sự đầy ắp của tô phở được mang ra.

Tên gọi dân dã ấy dường như đã gắn liền với phở Tàu Bay qua nhiều thế hệ cũng đã được người dân Sài Gòn mang về câu vè ngân nga:

“Sài Gòn có phở Tàu Bay

Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm”

Ông Khang - con trai người sáng lập phở Tàu Bay giới thiệu trước quán nhiều năm trước.
Ông Khang – con trai người sáng lập phở Tàu Bay giới thiệu trước quán nhiều năm trước.

Dù hình ảnh ông Nhân ngày trước với chiếc mũ ca-lô đã biến mất nhưng đọng lại trong ký ức người Sài Gòn vẫn còn đâu đó hình ảnh khi xưa ở hậu nhân sau này. Nhiều người vẫn chọn tìm đến và thưởng thức phở nơi đây nhưng có lẽ phần nhiều là để hồi tưởng kỷ niệm một thời đã qua.

Hương vị phở ngày trước đã được biến tấu để trở nên phù hợp hơn so với khẩu vị ngày nay. Ngày nay vào quán phở chúng ta có thể bắt gặp một tô phở thơm ngon với phần bánh phở, thịt xắt và nước dùng tuyệt hảo được đi kèm với một dĩa sau sống và giá đan xen các loại gia vị nêm nếm như chanh, tương…

Món phở Tàu Bay ngày trước chỉ đơn giản với bánh phở, thịt được xắt lát cẩn thận dùng với nước lèo đã được nấu kỹ điểm thêm phần hành thơm lừng. Gia vị nêm nếm đi kèm cũng chỉ đơn giản với một chai nước mắm. Cứ thế mà tạo nên hương vị phở Bắc tại Sài Gòn hấp dẫn biết bao người.

Góc quán phở khi xưa ở Sài Gòn.
Góc quán phở khi xưa ở Sài Gòn.

Món phở Bắc khi xưa ở Sài Gòn là thế nhưng người Sài Gòn lại chuộng cái hương vị món phở được đi kèm với những phần rau và giá trụng. Nó cũng là một thói quen ăn uống của người Sài Gòn khi đó cho đến ngày nay. Khách đến dùng phở Tàu Bay cũng đã xin thêm rau dùng kèm nhưng ông Nhân – chủ quán phở khi đó lại khéo từ chối khách.

Phần nhiều người bảo ông bảo thủ. Nhưng ông lại nghĩ hương vị khi cho thêm rau và giá sẽ làm thay đổi ít nhiều nước dùng khiến nó nhạt đi và không còn đậm vị. Cũng vì vậy hương vị và cách thưởng thức được duy trì qua nhiều năm cho đến khi ông mất. Sau vì để chiều lòng khách phở Tàu Bay đã được vợ ông cùng con trai là ông Khang thay đổi thêm rau thơm cùng một số gia vị khác để phù hợp với thực khách hơn.

Phở Tàu Bay ngày nay.
Phở Tàu Bay ngày nay.

Ngày nay ở số nhà 433 – 435 Lý Thái Tổ có tới 2 quán phở Tàu Bay được phân biệt bởi màu áo vàng và đỏ. Hai quán này đều là hậu duệ, họ hàng của ông Nhân – chủ phở Tàu Bay những ngày đầu. Hương vị phở vẫn không khác quá nhiều so với ngày đầu, khách tới đây thưởng thức sẽ được trải nghiệm hương vị độc đáo đã được hoàn thiện qua nhiều thập kỷ.

Hai quán phở Tàu Bay trên đường Lý Thái Tổ ngày nay.
Hai quán phở Tàu Bay trên đường Lý Thái Tổ ngày nay.

Dù đã trải qua bao sự thay đổi của thời gian nhưng sức hút của phở Tàu Bay khi xưa vẫn chưa hề mất đi. Không chỉ là một món phở bình thường nữa mà giờ đây phở Tàu Bay còn mang cho mình một linh hồn ẩm thực của Sài Gòn khi xưa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline