Tại Sài Gòn và miền Nam trước năm 1975, mì ăn liền và bột ngọt Vị Hương Tố là những thương hiệu gắn liền với nhiều bữa ăn gia đình, đánh dấu sự thành công của Trần Thành – một tỷ phú với hành trình khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Hành trình của ông không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên trong kinh doanh mà còn là minh chứng cho sức mạnh của chữ Tín và lòng trung thực trong thương trường. Cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thêm thông tin về thương hiệu bột ngọt Vị Hương Tố nhé!
CÂU CHUYỆN VỀ ÔNG TRẦN THÀNH
Những ai đã từng sống tại Sài Gòn và miền Nam trước năm 1975 hẳn không thể quên được hương vị đặc trưng của bột ngọt và mì ăn liền Vị Hương Tố, thường được gọi là “mì cái tô”. Vào thập niên 1950, thị trường gia vị ở Sài Gòn chủ yếu do hai thương hiệu lớn là Ajinomoto và Vedan thống trị.
Tuy nhiên, vào thập niên 1960, thương hiệu bột ngọt Việt Nam Vị Hương Tố đã đánh bại các thương hiệu nước ngoài và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Người đứng sau thành công này là Trần Thành, một tỷ phú nổi tiếng với xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng, và được gọi là “tỷ phú của tỷ phú”.
Có thể bạn quan tâm: Đỉnh Cao Quảng Cáo Và Sự Thành Công Của Kem Đánh Răng Hynos
Để đạt được thành công vĩ đại và được xem là “tỷ phú của tỷ phú Sài Gòn”, ông Trần Thành đã trải qua một hành trình dài đầy gian khổ. Nhưng sau năm 75, gia tài của cả 1 đời phấn đấu của ông cũng tiêu tán đi không còn gì.
Những năm đầu thập niên 1940, ông Trần Thành cùng gia đình rời Triều Châu sang Việt Nam để xin việc làm. Dịp may đến khi có một ông chủ họ Trịnh thu nhận Trần Thành làm công tại một cơ sở sản xuất dầu ăn. Cơ sở này chuyên thu mua đậu nành, đậu phộng đem về ép dầu thủ công. Công việc của Trần Thành là cọ rửa các thùng chứa, một công việc lao động phổ thông không cần trình độ với mức lương rẻ mạt.
Nhờ sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó và luôn vui vẻ phụ giúp người khác mỗi khi xong việc của mình. Thái độ làm việc của ông được ông chủ đánh giá cao, chẳng bao lâu sau ông được giao phần quản lý toàn bộ khâu vệ sinh cho nhà xưởng. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ đi thu mua nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây. Trong quá trình đi thu mua nguyên liệu, ông Trần Thành luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, không bao giờ ép giá nông dân, không kê giá nhằm để hưởng lợi, không sai hẹn và không bao giờ hứa hẹn những cái không làm được. Kiểu làm ăn này khác so với những thương lái khác nên Trần Thành tạo được niềm tin với nhà nông, họ thích bán cho ông hơn các thương lái khác.
Xem thêm: Kem Đánh Răng Perlon: Ký Ức Thương Hiệu Nội Địa Lừng Danh
Sau một thời gian, Trần Thành được ông chủ giao cho phần việc quan trọng hơn: Quản lý toàn bộ việc thu mua của xưởng khắp nơi ở cả nước và sang tận xứ Cao Miên, biến nơi này thành nơi cung cấp nguyên liệu lớn nhất. Lúc này ông Trần Thành đã thành gia lập thất và tích luỹ được một số vốn.
Ông chủ họ Trịnh nhận thấy những tố chất đặc biệt của Trần Thành trong kinh doanh, có chí tiến thân, góp nhiều công sức cho xưởng nên quyết định cho Trần Thành vay số vốn lớn để gầy dựng cơ nghiệp riêng, cho độc quyền cung cấp nguyên liệu cho xưởng. Chẳng bao lâu sau, Trần Thành trở thành nhà cung cấp các loại hạt có dầu cho hầu hết các hãng xưởng ở miền Nam.
SỰ RA ĐỜI CỦA BỘT NGỌT VỊ HƯƠNG TỐ
Nhận thấy nhu cầu của người dùng đối với bột ngọt rất cao nhưng giá nhập khẩu thì lại bị thuế quan nên giá đắt đỏ, ông Trần Thành quyết định thành lập công ty Thiên Hương vào năm 1960 với nhà máy sản xuất bột ngọt mang thương hiệu Vị Hương Tố tại 118 Hải Thượng Lãn Ông.
Nhà máy này sở hữu thiết bị hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ và nhanh chóng được các bà nội trợ yêu thích nhờ vào chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Để tăng cường doanh số, ông thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi tặng kèm đồ dùng nhà bếp, khiến cho sản phẩm bột ngọt và mì gói Vị Hương Tố trở nên phổ biến hơn.
Xem thêm: Khám Phá Nguồn Gốc Nước Mắm Việt Nam
Ông Trần Thành không chỉ thành công trong ngành thực phẩm mà còn mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện và trường học. Các bệnh viện nổi tiếng ở khu vực Chợ Lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình và Chấn Thương Chỉnh Hình đều có sự đóng góp của ông. Ông từng chia sẻ bí quyết thành công của mình là giữ chữ Tín, lòng trung thực và sự kiên trì trong kinh doanh.
Dù thành công và giàu có, ông Trần Thành vẫn không tránh khỏi những cuộc tình lãng mạn. Ông đã theo đuổi từ Đài Loan và sẵn sàng chi tiền lớn để thu hút sự chú ý của cô. Sau đó, ông có mối quan hệ với một phụ nữ người Tân Gia Ba và có một người con gái. Sau đó, ông kết hôn với một vũ nữ người Việt tên là Phan Anh, người đã cùng ông trải qua nhiều khó khăn và duy trì sự hỗ trợ cho gia đình ngay cả khi ông gặp khó khăn sau năm 1975.
THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VỊ HƯƠNG TỐT SAU NĂM 1975
Sau năm 1975, công ty Thiên Hương và thương hiệu Vị Hương Tố bị quốc hữu hóa và gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu và công nghệ. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của các nhóm kỹ thuật và chuyên gia, Nhà máy Thiên Hương đã được khôi phục hoạt động, và hiện nay, các sản phẩm mì gói mang thương hiệu Vị Hương vẫn được bày bán ở nhiều siêu thị.