VĂN HÓA PHÒNG TRÀ – LẮNG ĐỌNG MỘT THỜI ĐÃ QUA CỦA SÀI GÒN

Văn hóa phòng trà.

Văn hóa phòng trà là một trong những nét văn hoá đặc trưng có từ những năm đầu thập niên 80s tại đất Gia Định xưa. “Phòng trà” là định nghĩa chung cho không gian hào nhoáng bởi ánh đèn sân khấu và những lời ca tiếng hát đầy chất thơ, đây cũng là nơi mà người dân có thể thỏa sức giải trí và tận hưởng nghệ thuật sau những ngày dài. Để biết thêm nhiều thông tin về văn hóa phòng trà thì hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

NÉT ĐẸP VĂN HÓA HIỆN ĐẠI CỦA SÀI GÒN XƯA

Nhắc đến Sài Gòn những năm đầu thập niên 80s và 90s không thể không nhắc đến những “phòng trà” nổi tiếng là một trong những nét văn hoá nghệ thuật gắn liền với tên tuổi lừng danh của đất Sài Thành thời bấy giờ. Phòng trà hay còn biết đến là một sân khấu biểu diễn có quy mô nhỏ trong nhà thường trình diễn bởi các nghệ sĩ từ nghiệp dư cho đến nổi tiếng và cá khán thính giả khi đến với địa điểm này thường để thưởng thức âm nhạc du dương từ ca sĩ cũng như lắng đọng từng khoảnh khắc trong những bản nhạc trữ tình bất hữu.

Phòng trà ca nhạc nét đẹp văn hoá cổ điển mang đậm tính nghệ thuật của mảnh đất Sài Thành xưa.
Phòng trà ca nhạc nét đẹp văn hoá cổ điển mang đậm tính nghệ thuật của mảnh đất Sài Thành xưa.

Văn hóa phòng trà xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội và phòng trà đầu tiên tại đây mang tên “Quán Nghệ sĩ” được mở vào năm 1946 ở Bờ Hồ, Hà Nội với sự góp mặt của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh cùng một số nhạc sĩ khác. Bên cạnh trình diễn các ca khúc tân nhạc thì phòng trà nơi đây còn trình diễn các nhạc phẩm hoài cổ mang đậm dấu ấn thời gian. Sau sự thành công của Quán Nghệ sĩ thì hàng loạt phòng trà được mở liên tiếp nhau tại các cụm đường trung tâm sầm uất bậc nhất giữa lòng thủ đô. 

Đến năm 1954, loại hình văn hóa phòng trà mới phát triển mạnh tại Sài Gòn do nhiều ca, nhạc sĩ “Nam tiến” bắt đầu sự nghiệp tại mảnh đất ăn chơi bậc nhất đất nước Việt Nam. Nhờ vậy, mà nên tân nhạc ở Sài Gòn cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó, sau khi chính quyền đưa ra lệnh cấm khiêu vũ các vũ trường dần dần đổi sang hình thức kinh doanh phòng trà ca nhạc và chính yếu tố này đã tạo tiền đề cho văn hóa phòng trà khởi sắc và thành công đất Sài.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và danh ca Khánh Ly đang biểu diễn đầy đam mê tại Quán Văn (địa điểm phòng trà gắn liền với giới sinh viên những thập niên trước).
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và danh ca Khánh Ly đang biểu diễn đầy đam mê tại Quán Văn (địa điểm phòng trà gắn liền với giới sinh viên những thập niên trước).

Phải đến nửa cuối những năm 1900s thì văn hóa phòng trà mới bước vào thời kỳ hoàng kim ở Sài Gòn. Khi việc tới lui phòng trà nghe nhạc trở thành thói quen và là nét văn hoá ăn sâu trong tiềm thức của hầu hết mọi tầng lớp người dân đất Sài khi đó. Một trong những nổi tiếng tại đất Sài vẫn còn được vang danh và tồn tại cho đến ngày nay là Văn Cảnh (nằm trên đường Calmette), Đức Quỳnh (thuộc tuyến đường Cao Thắng), An Vũ (nằm ngay trung tâm phố Bùi Viện).

Bên cạnh những phòng trà sang trọng và cao cấp phục vụ cho giới thượng lưu và doanh nhân nằm trên những tuyến đường đông đúc người qua lại thì còn có rất nhiều phòng trà “bình dân” được mở ra nhằm phục vụ và thỏa mãn niềm đam mê với âm nhạc của thế hệ sinh viên và những người trẻ khác. Trong số các “phòng trà bình dân” nổi tiếng thì không thể không nhắc đến Quán Văn – là một quán cafe đơn sơ nơi giao lưu của các văn nghệ sĩ từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp và “Quán Văn” chính là nơi gắn liền với những màn kết hợp huyền thoại trong thời gian đầu gặp gỡ cũng như hợp tác  giữa cố nghệ sĩ Trịnh Công Sơn và danh ca Khánh Ly. Nơi đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu nhạc Trịnh và góp phần vào sự thành công và nổi tiếng của nghệ sĩ Khánh Ly vào những năm tháng sau trước và sau giải phóng.

PHÒNG TRÀ CA NHẠC – CÁI NÔI CỦA NHỮNG GIỌNG CA NỔI TIẾNG SÀI GÒN XƯA

“Phòng trà” là cái nôi khởi nguồn cho sự thành công của rất nhiều các thế hệ danh ca nổi tiếng và có tên tuổi cũng như chỗ đứng cho đến tận ngày như Thanh Thuý, Minh Hiếu, Khánh Ly, Ánh Ngọc. Trong đó, phòng trà Anh Vũ là nơi mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chính tay đệm đàn dương cầm cho ca sĩ Thanh Thuý – người thể hiện ca khúc “Ướt Mi” tác phẩm nhạc đầu tiên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Hình ảnh những “bóng hồng” danh ca nổi tiếng biểu diễn tại các phòng trà lớn nhỏ tại Sài Thành với chất giọng đầy nội lực và da diết.
Hình ảnh những “bóng hồng” danh ca nổi tiếng biểu diễn tại các phòng trà lớn nhỏ tại Sài Thành với chất giọng đầy nội lực và da diết.

Thông thường các ca sĩ khi biểu diễn tại phòng trà sẽ hát những ca khúc của riêng mình chứ không hát lại các bài hát của những ca sĩ khác. Bởi lẽ, vì thế mà mỗi giọng ca lại mang những nét đặc trưng với những tông giọng riêng biệt mà dù cho người ca sĩ có ngân đi ngân lại thì khán thính giả vẫn bồi hồi xúc động như lần đầu. Không cần những banner hay áp-phích hoành tráng, chỉ cần mẩu tin quảng cáo ngắn với tên những danh ca, nhạc sĩ hay ban nhạc nổi tiếng là cũng đủ phô diễn được sức hút lớn của những đêm biểu diễn tại phòng trà ở Sài Thành thời điểm bấy giờ.

Đến khoảng những năm cuối thập niên 90s, thị hiếu âm nhạc trở nên ngày càng đa dạng với nhiều thể loại khác nhau các phòng trà cũng bắt đầu thay đổi hình thức kinh doanh để phù hợp hơn với nhiều tầng lớp khán giả. Tại thời điểm này, ngoài những ca khúc trữ tình, lãng mạn thì phòng trà còn tổ chức và mời nhiều ca sĩ trẻ với những ca khúc mang âm hưởng tây hóa đang thịnh hành.

Văn hóa phòng trà vẫn được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thập niên khác nhau với mục đích mang lại những phút giây tận hưởng âm nhạc trọn vẹn cho khán thính giả.
Văn hóa phòng trà vẫn được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thập niên khác nhau với mục đích mang lại những phút giây tận hưởng âm nhạc trọn vẹn cho khán thính giả.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20, các phòng trà dần dần mất đi vị thế vốn có của mình bởi sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù, chịu nhiều sự ảnh hưởng nhưng một số phòng trà vẫn cố gắng duy trì và giữ cho mình một lượng khán giả trung thành như phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết, phòng trà 2B với những ca khúc tiền chiến đầy hào hùng của ca sĩ Mỹ Hạnh hay những ca khúc nhạc jazz dưới sự kết hợp của những nhạc cụ từ phòng trà Sax ‘n’ Art của nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn.

Cho đến tận ngày nay, “văn hóa phòng trà” vẫn là những nét đẹp nghệ thuật vượt qua những định kiến không gian và thời gian vẫn được lưu truyền và gìn giữ cho đến thời điểm hiện tại. Dù Sài Gòn vẫn còn nhiều phòng trà đang hoạt động sôi nổi với nhiều hình thức biểu diễn phong phú và đa dạng với từng tầng lớp khán giả nhưng cái nét mộc mạc và đầy hoài niệm về mảnh đất Sài Thành xưa cũ vẫn còn hiện hữu qua từng lời ca tiếng hát. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline