NHÀ HÁT LỚN SÀI GÒN VÀO NHỮNG NĂM 70

Nhà Hát Lớn Sài Gòn (Opera House) là một trong những biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn từ xưa cho đến nay. Nhà hát Lớn là một trong những công trình độc đáo nằm tại trung tâm đắc địa của Sài Gòn. Ngoài ra, nơi này còn là trung tâm tổ chức những sự kiện lớn của quốc gia hay các buổi biểu diễn sân khấu nghệ thuật. Do đó, nơi này được xem là Nhà hát đa năng nhất Sài Gòn lúc bấy giờ. Vậy điều gì khiến Nhà Hát Lớn trở thành biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn? Hãy cùng Đỡ Buồn khám phá nét đẹp độc đáo ấy qua những bức ảnh sau đây nhé!

OPERA HOUSE – CÔNG TRÌNH GÂY TRANH CÃI CỦA NGƯỜI PHÁP

Một trong những biểu tượng lâu đời đã hiện hữu hàng trăm năm mà vẫn giữ được cái hồn và vẻ đẹp bên ngoài, không thể không nhắc đến Nhà Hát Lớn Sài Gòn, hay còn gọi là Opera House. 

Nhà Hát Lớn là một trong những công trình do người Pháp xây dựng tại Việt Nam, đây là một trong những nhà hát trung tâm, đa nhiệm vụ như tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, bên cạnh đó còn được sử dụng để tổ chức các sự kiện, hội họp lớn…

Nhà Hát Lớn Sài Gòn được xây dựng theo công trình kiến trúc đặc biệt của Pháp và là một trong những địa điểm nổi tiếng tại Thành Phố Hồ Chí Minh được nhiều người biết đến.

Nhà Hát Lớn Sài Gòn (Opera House) - Công trình đã hiện hữu hàng trăm năm của thành phố Hồ Chí Minh
Nhà Hát Lớn Sài Gòn (Opera House) – Công trình đã hiện hữu hàng trăm năm của thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà Hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khánh thành vào đầu thế kỷ 19. Đây là một trong những công trình nổi bật, do nhóm kiến trúc sư người Pháp thiết kế và thực hiện. 

Tuy nhiên, khi nhà hát được xây dựng lại nhận về không ít những ý kiến trái chiều và những lời phản đối kịch liệt, kể cả người Pháp sống tại Sài Gòn. Vì người ta cho rằng nhà hát tương đối nhỏ nhưng chi phí xây dựng lại quá lớn, tiêu tốn khoảng 2.500.000 francs là điều không xứng đáng.

Do đó, khi nhà hát bắt đầu thành lập và mở cửa, hầu hết lại vắng khách. Lúc đó, mọi người thường tập trung ở những địa điểm ăn chơi khác như hộp đêm, vũ trường hay những quán ăn có nhạc, có khiêu vũ hấp dẫn. 

Kiểu dáng nguyên bản của Nhà Hát Lớn thời xưa
Kiểu dáng nguyên bản của Nhà Hát Lớn thời xưa.
Nhà Hát Lớn Sài Gòn - công trình kiến trúc được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp
Nhà Hát Lớn Sài Gòn – công trình kiến trúc được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp.
Nhà Hát Lớn Sài Gòn vào những năm đầu của thế kỷ 20
Nhà Hát Lớn Sài Gòn vào những năm đầu của thế kỷ 20.

Nhà Hát Lớn sau năm 1945 bắt đầu chuyển sang thành Tòa nhà Quốc hội của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956), sau đó thành Hạ nghị viện của Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Giữa hai khoảng thời gian đó, nơi này được gọi là Nhà Văn Hóa (1964).

Tòa nhà Quốc Hội năm 1956
Tòa nhà Quốc Hội năm 1956.
Nhà Văn Hóa năm 1964
Nhà Văn Hóa năm 1964.
Hạ Nghị Viện năm 1967
Hạ Nghị Viện năm 1967.

KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA NHÀ HÁT LỚN THÀNH PHỐ

Opera House được xây dựng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo với tổng diện tích gần 3.200 mét vuông, bao gồm một trệt và hai lầu. Bên cạnh đó, Nhà Hát được trang trí bằng những hoa văn sang trọng và tuyệt mỹ, đặc biệt những hoa văn được xây dựng trên nhà hát đều được đặt từ Pháp. 

Với tổng chỗ ngồi là 600 ghế, cùng những trang thiết bị và hệ thống ánh sáng hiện đại. Đây được xem là một trong những công trình được xây dựng kỳ công và trở thành biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn từ xưa cho đến nay.

Hai pho tượng của thời Phục Hưng được đặt trước cửa vào của Nhà Hát Lớn
Hai pho tượng của thời Phục Hưng được đặt trước cửa vào của Nhà Hát Lớn.

Kiến trúc của nhà hát mang đậm chất cổ điển với các họa tiết cùng hoa văn được khắc họa bắt mắt, thêm vào đó là hai pho tượng nữ thần được trang trí trước cửa theo phong cách Phục Hưng. Việc trang trí kỳ công này lại nhận về nhiều lời khen, bên cạnh đó không ít những lời chê bai cho rằng những chi tiết trang trí này đều quá rườm rà, rối mắt.

Do đó, vào đợt tu sửa nhà hát năm 1944, một số những chi tiết hoa văn độc đáo cùng hai pho tượng nữ thần đã được tháo gỡ, nhằm mang lại một diện mạo mới trẻ trung, tươi sáng và hiện đại hơn cho Nhà Hát Thành Phố.

Chi tiết hoa văn và hai pho tượng nữ thần trước cửa được thay thế bằng những đường kẻ sọc độc đáo
Chi tiết hoa văn và hai pho tượng nữ thần trước cửa được thay thế bằng những đường kẻ sọc độc đáo.

Sau khi chuyển đổi Nhà Hát thành Tòa nhà Quốc Hội, các hoa văn và tiểu tiết nhỏ trên công trình này đều được thay thế bằng những đường kẻ sọc ngang, gợi hình ảnh của một quả địa cầu. 

Lối kiến trúc này được điều chỉnh lại theo phong cách nghiêm chỉnh hơn, với những đường kẻ sọc ngay thẳng, vuông vức, phù hợp trở thành trụ sở chính của những buổi họp chính trị.

Nhà hát lớn Thành phố hiện nay đã được phục chế giống tương đối với phiên bản nguyên thủy
Nhà hát lớn Thành phố hiện nay đã được phục chế giống tương đối với phiên bản nguyên thủy.

Nhà Hát Lớn đã được phục chế giống  tương đối với nguyên bản ban đầu, tức là được trả lại toàn bộ từ thiết kế bên ngoài cho đến công năng chính của nhà hát là biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các buổi hòa nhạc,… Bên cạnh đó, vẫn còn kèm theo việc tổ chức những buổi hợp, hay các sự kiện lớn, các buổi mít-tinh chính trị.

Nhà hát được phục chế hoàn toàn công năng vào năm 1998
Nhà hát được phục chế hoàn toàn công năng vào năm 1998.

Đến năm 1998, việc tổ chức các sự kiện hay các buổi họp chính trị không còn nữa. Nhà hát được trả lại toàn bộ công năng cho việc tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc,… Do đó, hình ảnh hai pho tượng nữ thần đã được phục chế và đặt trước cửa nhà hát.

TOÀN CẢNH NHÀ HÁT LỚN SÀI GÒN LÚC BẤY GIỜ

Nhà Hát Lớn thành phố được xây dựng từ năm đầu của thế kỷ 19. với kiến trúc độc đáo cùng nhiều thay đổi lớn nhỏ với những công năng khác nhau. Do đó, quá trình phục chế nhà hát được thực hiện rất nhiều năm. 

Cho đến nay, nhà hát đã lấy lại hầu hết phiên bản nguyên thủy và trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng hiện nay, nằm tại trung tâm của Sài Gòn

Cùng Đỡ Buồn nhìn lại một số những hình ảnh của Nhà Hát Lớn Thành Phố (Opera House) từ những năm 1955 đến nay:

Phiên bản ban đầu của Nhà Hát Lớn thành phố vào đầu thế kỷ 20
Phiên bản ban đầu của Nhà Hát Lớn thành phố vào đầu thế kỷ 20.
Nhà Hát Lớn Sài Gòn khi vừa khánh thành
Nhà Hát Lớn Sài Gòn khi vừa khánh thành.
Nhà Hát Lớn Sài Gòn xưa
Nhà Hát Lớn Sài Gòn xưa.
Góc nhìn chính diện của Nhà Hát Lớn Sài Gòn xưa
Góc nhìn chính diện của Nhà Hát Lớn Sài Gòn xưa.
Trụ sở Quốc Hội từ năm 1955-1963
Trụ sở Quốc Hội từ năm 1955-1963.
Nhà Văn Hóa từ năm 1963-1967
Nhà Văn Hóa từ năm 1963-1967.
Hạ Nghị Viện từ năm 1967-1975
Hạ Nghị Viện từ năm 1967-1975.
Nhà Hát Lớn Thành Phố sau năm 1975
Nhà Hát Lớn Thành Phố sau năm 1975.
Nhà Hát Lớn Thành Phố từ năm 1975 cho đến nay
Nhà Hát Lớn Thành Phố từ năm 1975 cho đến nay.

Cho đến nay, dù trải qua hàng trăm năm, cùng những sự thay đổi lớn nhỏ của Nhà hát, kiến trúc này vẫn được xem là kiến trúc độc đáo và lâu đời nhất tại Sài Gòn. Trở thành biểu tượng văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh. Dù qua bao năm nhưng nơi này vẫn giữ được cái hồn cùng những họa tiết độc đáo bên ngoài. Đây trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng khi nhắc đến Sài Gòn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline