Phi cảng Sài Gòn – Tân Sơn Nhất là sân bay đầu tiên được Pháp xây dựng vào năm 1930. Sân bay giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời chiến lúc đó và cho đến tận bây giờ. Nào cùng Đỡ Buồn đi qua và tìm hiểu về phí cảng Sài Gòn sầm uất bậc nhất nhé!
TÂN SƠN NHẤT – PHI TRƯỜNG SÔI NỔI NHẤT Ở SÀI GÒN TRƯỚC 1975
Từ những thời gian đầu tiên được xây dựng phi trường Tân Sơn Nhất đã giữ vai trò là một trong những sân bay sầm uất nhất thế giới vào thập niên 50. Phi trường khi đó được mô tả như sau “Ngày đó, cứ trung bình mỗi phút, sẽ có một chuyến máy bay cất cánh hoặc hạ cánh ở phi trường Tân Sơn Nhất này. Thậm chí, những giờ cao điểm, mật độ cất cánh và hạ cách của các chuyến bay chỉ còn có 30 giây”.
Phi cảng Tân Sơn Nhất khi đó vừa mang vai trò vừa là một sân bay quân sự cũng như dân sự. Sân bay được sử dụng với các chuyên cơ để chở người dân đồng thời cũng là nơi tập kết của một số máy bay từ trực thăng cho đến các chiến đấu cơ siêu thanh, từ những phi cơ tân tiến lúc bấy giờ cho đến những chiếc máy bay cũ kỹ…
Vào cái thời được mệnh danh là phi trường bận rộn nhất thế giới. Trong trí nhớ của nhiều cựu phi công sống tại Sài Gòn khi đó phi trường được điều hành bởi những nhân viên Việt Nam và Hoa Kỳ dày dặn kinh nghiệm nhất vào thời điểm đó. Đặc biệt bộ phận không lưu là những người rất xuất sắc, kỹ năng và chuyên môn giỏi mới có thể đảm nhận khối lượng công việc khổng lồ khi đó.
Theo số báo 134 của Sài Gòn được xuất bản vào ngày 2-4-1967 ghi nhận rằng “45.000 phi cơ lên xuống Tân Sơn Nhất trong một tháng” tương đương có tới 1500 chuyến bay cất và hạ cánh mỗi ngày ở đây. Sự phát triển nhanh chóng này từng được ghi nhận vượt sự dự đoán của và hoạch định của những nhà cầm quyền Miền Nam Việt Nam và cả những kỹ sư giỏi lúc bấy giờ.
Sự phát triển của phi trường được ghi nhận nhanh chóng nhất vào thời gian những năm 1959 khi đó phi trường đón nhận 104.000 hành khách. Nhưng 8 năm sau đó con số này đã lên 1.150.000 và chỉ sau 2 năm tức vào năm 1969 đã là 2.312.000 người. Con số này phản ánh số lượng người dân sử dụng tăng dần cũng như số chiến cơ gia tăng để đáp ứng nhu cầu đó đồng thời cũng phản ánh tình hình chiến sự đang nóng lên từng ngày lúc bấy giờ.
Để giảm thiểu áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất, vào những năm 1970 ở miền Nam Việt Nam có tới 500 phi trường lớn nhỏ được đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu quân sự và dân sự lúc bấy giờ. Với các đường bằng dài hơn 2500m các sân bay ở Đà Nẵng, Nha Trang có thể đón nhận được cả các máy bay lớn như Boeing 727, 707…
Sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã được nâng cấp tổng cộng 4 lần trong giai đoạn từ 1954 đến năm 1975. Diện tích sân bay lần đầu được xây dựng là 1800m2 đến năm 1956-1957 thì được mở rộng đến 2500m2, 3 năm sau đó được mở rộng lên đến 2800m2. Đặc biệt lần mở rộng lớn nhất là vào năm 1964 lên đến 6000m2.
BƯỚC CHUYỂN GIAO TỪ “LÀNG” TÂN SƠN NHẤT THÀNH “SÂN BAY” TÂN SƠN NHẤT
Tên sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay được lấy tên từ một tên làng được lập vào năm 1749. Về làng Tân Sơn Nhất, năm 1836 là thôn của tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, Tỉnh Gia Định. Năm 1880, thuộc hạt Sài Gòn đến năm 1910 thì thuộc tỉnh Gia Định, nay thuộc quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Trước năm 1919, Tân Sơn Nhứt là tên một thôn nằm trên vùng đất cao phía Bắc thành phố Sài Gòn cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Vào năm 1920, chính quyền Pháp tại Sài Gòn đã sử dụng phần lớn diện tích đất của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng phi trường và đặt tên là phi trường Tân Sơn Nhứt.
Vào thập niên 1920, phi trường căn bản đã coi như được xây dựng hoàn thiện nhưng chỉ dùng cho mục đích quân sự. Phi trường khi đó có một đường băng với nền đất trồng cỏ. Mãi đến năm 1930 mới có một số nhà cửa được phục vụ cho hãng hàng không Air Orient, 4 năm sau đó tức 1934 đường băng mới bắt đầu trải nhựa và xây nhà ga.
Năm 1930 đan xen với việc sử dụng phi trường cho mục đích quân sự, chính quyền Sài Gòn khi đó cũng đã tính đến việc sử dụng khai thác cho mục đích dân sự. Nhưng vì giá đất xung quanh phi trường tăng cao và cả tác động của Đại khủng hoảng đang lan rộng nên chưa thể triển khai kế hoạch ngay lập tức.
Do đó đến năm 1937 để giải quyết giá bồi thường tăng cao chính quyền Pháp ở Nam Kỳ thời điểm đó đã nhờ tới Tòa án can thiệp. Chủ đất đa phần là các tổ chức và cá nhân người Pháp, vì vậy vào tháng 6/1937 Tòa án đã đưa ra phán quyết truất hữu một số phần đất xung quanh phi trường. Cùng năm vào tháng 12 toàn quyền Đông Dương đã cho thành lập Sở hàng không dân dụng Đông Dương để phục vụ khai thác các chuyến bay.
Trong thời gian 1945 đến năm 1954 sân bay Tân Sơn Nhất nắm một vai trò quan trọng khi là điểm đầu mối giao thông quan trọng kết nối giữa Sài Gòn – Prôm Pênh – Viêng Chăn – Paris cùng các thủ đô các nước trong vùng. Tuy vị trí quan trọng nhưng thời điểm đó phi trường còn nhiều hạn chế bởi diện tích xung quanh chưa được cơi nới và xây dựng mở rộng.
Vào những năm 1956 cho đến trước năm 1975 phi trường đã được liên tục mở rộng theo kế hoạch của Mỹ lúc bấy giờ mục đích biến nơi đây thành một phi trường quân sự phục vụ chiến sự vào thời điểm đó. Cho tới năm 1975 khi chính quyền miền Bắc vào tiếp quản nơi đây chính thức chuyển tên từ “Tân Sơn Nhứt” thành “Tân Sơn Nhất” như ngày nay vẫn gọi. Thời điểm tiếp quản sân bay Tân Sơn Nhất rộng 1.530 ha.
Trước những năm 1975, sân bay được quỹ đất ưu tiên phát triển lên đến 3.600 ha. Sau những thay đổi cho đến ngày nay sân bay Tân Sơn Nhất còn lại 1.060,82 ha với đất dùng cho hàng không dân dụng là 556,15 ha với phần còn lại dành cho đất quân sự.
Phi cảng Sài Gòn – Tân Sơn Nhất đã và đang sẽ là một biểu tượng của thành phố từ trước cho đến ngày nay. Không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc khai thác phát triển kinh tế trong và ngoài nước mà còn là một vị trí trọng điểm quốc phòng không thể thay thế của cả miền Nam.
Em muốn kiếm tài liệu về hoạt động dân sự sân bay tân sơn nhất 1955 – 1975 ạ các anh chị có thể giúp và chia sẽ tài liệu cho em được không ạ em xin cảm ơn
Chào em, ngoài những thông tin từ Đỡ Buồn em có thể tham khảo một số ghi chú tổng quan từ link này nhé: https://docs.google.com/document/d/1ZuwKB_G6T7KH7q2Sbqk4jsOmTuUlxwm_uW4o2dBztbM/edit?usp=sharing