Nhắc đến Sài Gòn ngày nay, không ai không biết cái tên “Thành Phố Không Ngủ”. Và đúng thật vào những ngày cuối tuần các con phố như phố ăn vặt Hồ Thị Kỷ hay An Dương Vương… lại càng tấp nập hơn nữa. Trước khi có các con phố ăn uống sầm uất của ngày nay, đã từng có một khu ăn uống trước Bưu điện Sài Gòn cũng nổi tiếng không kém. Nào cùng Đỡ Buồn đi qua và tìm hiểu nhé!
HOÀI NIỆM VỀ NHỮNG HÀNG ĂN TRƯỚC CỔNG BƯU ĐIỆN SÀI GÒN
Có lẽ hồi ức về một khu đồ ăn tấp nập với vô số các món hấp dẫn nằm bên hông Bưu điện Sài Gòn của các cô cậu học sinh trường Taberd khi ấy khó có thể vơi đi dù cho mãi đến sau này. Trường Taberd khi ấy nằm trên đường Nguyễn Du phía bên hông Bưu điện Sài Gòn, chỉ vài bước chân thôi là tới khu vực bán đồ ăn nằm trên vỉa hè rộng hai bên lối vào của bưu điện.
Tarberd là một trường tư thục nổi tiếng thời Pháp. Đa số học sinh theo học đều là những cô cậu con nhà khá giả nên lúc nào cũng được cho tiền tiêu vặt nhiều hơn các bạn cùng trang lứa. Ít thì cũng vài chục đồng nhiều thì cũng trên trăm đồng thời đó. Nên có món gì ngon trước khu ăn vặt này các cô cậu cũng sẽ có một lần ăn qua, nhờ vậy mà khu ăn vặt này càng được nhiều người biết đến không riêng gì học sinh trường Tarberd.
HÌNH ẢNH GỢI CHO TA MỘT THỜI ĐỂ NHỚ HÀNG ĂN TRƯỚC CỔNG BƯU ĐIỆN
Mấy cô cậu thuộc con nhà tầng lớp khá giả này, vì đã quen với nếp sống gia đình nên ông nào ông nấy đều rất kén ăn và chọn lọc hơn những bạn cùng trang lứa khác rất nhiều. Trong trường có mở hai quán ăn là Patiserie được gọi chệch đi bằng một cái tên khác là Pa Tí Xệ, nhưng quán chỉ được mấy cô cậu học sinh lui vào mỗi bữa trưa. Còn lại đều muốn sang bên phía Bưu Điện đối diện trường để thưởng thức đồ ăn vị bên đấy đồ ăn không chỉ lạ và còn rất ngon.
Trước cửa Bưu điện bấy giờ có hai quầy bán bánh mì nằm ở hai bên hông bưu điện. Nhưng lại không được bề thế và chăm chút như quầy bánh Hương Lan nằm phía trong. Nhưng ngặt nỗi các cô cậu lớn nơi trường lớp lại thích ngồi ở quán hai bên hông hơn chỉ vì bên cảnh quầy của quán có trổ ra một cái cửa ra vào, kê vài cái ghế. Thế là các cậu học sinh “đàn anh” cứ thế mà ngồi nhâm nhi cafe sớm và phì phèo một hơi thuốc trước khi bắt đầu vào học.
Ngoài những quầy nước không thể thiếu vắng đi những quầy đồ ăn sáng hấp dẫn bao gồm: những gánh xôi gà, cơm tấm, bột chiên, gỏi khô bò… nhiều đến nỗi không thể kể hết. Nhắc đến món bột chiên thì không thể quên được hàng ăn của một chú người hoa tên Mạ, vì chân ông đôi khi khập khễnh nên tụi nhỏ đã nghĩ một cái tên Mạ Què đặt cho chú. Mỗi sáng hàng ăn của chú đông kín người mà chỉ đặt được khoảng 5, 6 cái ghế ngồi. Thế là để kịp giờ học những cô cậu mua được cũng phải đứng ăn để nhanh chóng ăn cho kịp giờ.
Món bột chiên vừa chiên đem ra nóng hổi vừa thơm ngon hấp dẫn, các cô cậu ngấu nghiến ăn được vài miếng thì đã nghe tiếng chuông hối hả vào học. Những lúc ấy cô cậu học sinh chỉ có thể lùa nhanh mấy miếng vào miệng vội vàng xách cặp táp chạy nhanh vào lớp, quen bén hẳn phải trả tiền cho chú Mạ Què. Nhưng lâu thành lệ, các cô cậu đã quen sẽ quay lại trả tiền ăn vào ngày hôm sau và có lẽ chú Mạ Què cũng đã quá quen với việc này.
Cách xa một đoạn chú Mạ Què, bắt gặp trên chiếc xe đạp cũ là món gỏi khô bò của một người hoa khác. Khô bò được nấu kỹ với hương vị đậm đà và vị cay hấp dẫn. Gan bò được thêm vào một dĩa có đu đủ bào để sẵn, rưới lên là một ít nước dùng, ít rau lên trên điểm thêm ít ớt. Đã có ngay một dĩa gỏi khô bò đúng vị hấp dẫn mọi cậu học sinh qua đây. Không chỉ được ăn ngon mà cô cậu còn có thể xem bàn tay điệu nghệ cắt xèn xẹt qua từng miếng gan trông cực gọn mắt, điệu nghệ.
Nếu chưa đủ no, chỉ cần ghé qua xe bò bía kế bên thôi là đã đủ lấp đầy một cái bụng đói của các cô cậu, học sinh. Món bò bía cũng do chính một ông người hoa khác làm. Đơn giản và giá rẻ là những gì dễ thấy nhất của món bò bía này. Quanh nồi nước luộc là những miếng củ đậu sôi sùng sục. Từng miếng được lấy ra khỏi nồi nước sôi được cho đi kèm với tôm khô và lạp xưởng và điểm thêm vài đoạn rau. Cuốn được miếng bò bía nào là cô cậu dành nhau hết veo miếng ấy.
Về đồ uống thì không thể thiếu những gánh nước mát được. Với đủ các loại nước có thể kể đến như đậu xanh, đậu đen, đậu trắng được nấu cùng nước cốt dừa béo ngậy rồi sâm bổ lượng… nhưng thứ nước mà cô cậu nhóc học sinh nào cũng nhớ thời đó chắc chắn là siro đá bào và kem.
Ly siro với đủ hương vị đặc biệt đi kèm đá bào mịn trong những ngày nắng nóng là điều mà bất kì cô cậu nhóc nào cũng khó có thể chối từ. Hay một phần kem được bỏ vào những ổ bánh mì thêm ít sữa và lạc rang, một món ban đầu trông có vẻ lạ nhưng khi đã ăn vào thì khó mà quên được cái hương vị đó.
Nếu đã quá quen với những món ăn nằm bên Bưu Điện. Thì có thể ghé qua con hẻm nhỏ nằm kế bên cổng Bộ Nội Vụ thời Pháp thuộc. Ở đây có những món ăn ngon mà còn lại đảm bảo chắc bụng cho những cô cậu học sinh lúc bấy giờ. Ở đây có những hàng cơm tấm sườn bì chả tuyệt ngon với những quầy bánh mì không thể chê vào đâu được. Sức hấp dẫn từ những miếng sườn được nướng chín tới hay những ổ bánh mì đầy ắp với nước sốt đặc biệt luôn lôi cuốn những ai đi qua đây dừng lại thưởng thức.
Vào năm 1976, khi trường Taberd đóng cửa chính thức thì hàng quán nơi đây cũng vơi dần và biến mất sau đó. Tuy đã không còn những cảnh cô cậu tấp nập ăn vặt trước khu Bưu Điện này nhưng dường như khu ẩm thực này đã để lại trong ký ức của những cô cậu học sinh năm đó và cả người dân Sài Gòn những dư vị không bao giờ có thể quên.