BÁNH MÌ SÀI GÒN XƯA – KỶ NIỆM MỘT THỜI CỦA NGƯỜI SÀI GÒN

Bánh mì Sài Gòn - Kỉ niệm một thời.

Những mẻ bánh mì Sài Gòn xưa thơm lừng được đựng trong những cần xé làm bằng tre trên đậy bằng vải rong ruổi trên những bến xe, ga tàu sau những năm giải phóng. Hình ảnh những gánh bánh mì ở Sài Gòn cứ thế in sâu vào tâm trí con người nơi đây. Nào cùng Đỡ Buồn đi qua và nhìn lại những kí ức xưa cũ đó nhé!

TIẾNG RAO BÌNH DỊ, QUEN THUỘC TRONG NẾP SỐNG HẰNG NGÀY CỦA NHỮNG NĂM 1975

Vào những năm tháng trước giải phóng, bánh mì đã quá đỗi quen thuộc với người dân Sài Gòn có thể mua được ở bất kì đâu. Thế mà nó lại được coi như là thứ quà mà đa số những đứa trẻ ở vùng quê nào cũng thèm thuồng, ngóng trông. Mỗi khi có ai từ “Sì phố” về quê thì đều mua mang về thứ quà gần gũi này, những ổ bánh mì được phết dầu bóng lưỡng, thơm mùi bơ sẽ vẫn còn đọng lại trong kí ức của những đứa trẻ lúc bấy giờ.

Bánh mì được bày bán ở vỉa hè năm 1989.
Bánh mì được bày bán ở vỉa hè năm 1989.

>>> Nguồn Gốc Bánh Mì Việt Nam: Hành Trình Từ Baguette Pháp Đến Hiện Tượng Toàn Cầu

Ở Sài Gòn lúc bấy giờ, mỗi lần xe bánh mì ngang qua trước cửa nhà, không ai mà không nhận ra được cái gánh bánh mì đang đến trước cửa nhà mình. Cái tiếng rao quen thuộc gần như hằn sâu vào trong tâm trí mỗi người Sài Gòn vào thời điểm đó.

Mỗi khi dừng lại mở lấy bao bố là cả một làn hơi trắng bốc lên thơm lừng đến nỗi chỉ ngửi thôi đã ậm ực muốn cắn ngay một miếng bánh giòn rụm cho đã thèm. Ấy thế mà cái nếp sống thói quen ấy đã cũng đi qua Sài Gòn hơn chục năm để lại dư vị khó quên cho cả sau này.

Gánh bánh mì trên chiếc xe đạp đang dừng đợi người mua gần ngã tư Hồ Tùng Mậu.
Gánh bánh mì trên chiếc xe đạp đang dừng đợi người mua gần ngã tư Hồ Tùng Mậu.

Như bao nếp sống khác, rồi cũng sẽ có lúc phải thay đổi dần theo năm tháng. Thói quen người Sài Gòn ăn “bánh mì không” ngày nay phần nào đã không còn nhiều như trước. Ngày nay bánh mì phần nào đã được thay đổi hương vị và tất nhiên cả cách chế biến. Ngày nay họ làm bằng lò điện và cả quy trình làm bánh khác hẳn với quy trình làm thủ công như trước kia rất là nhiều. 

Nếu ai vẫn còn thèm cái hương vị ngày xưa đó thì có thể tìm ở khu Trần Quang Khải – Tân Định. Khác với những vùng làm bánh xung quanh, nơi đây vẫn còn giữ lại công thức ngày trước với bánh mì vỏ dày, giòn và ruột bánh vẫn giữ được độ mềm nhất định đảm bảo hương gần nhất với bánh mì từ những buổi ngày đầu tiên.

NGUỒN GỐC HƯƠNG VỊ BÁNH MÌ ĐI THEO NĂM THÁNG

“Bánh mì không” ở Sài Gòn những ngày đầu.
“Bánh mì không” ở Sài Gòn những ngày đầu.

Xuất hiện từ cách đây gần nửa thế kỷ, bánh mì đã luôn là một món ăn tiện lợi, bình dân và hấp dẫn với mọi lứa tuổi ở nước ta. Không chỉ vậy nó còn là một món ăn biểu trưng cho văn hóa nước ta từ lâu. Nhưng có lẽ ít ai biết được nguồn gốc của bánh mì lại bắt nguồn từ phương Tây.

Không như người Á Đông chúng ta, bữa cơm với thường có cơm làm món ăn chính đi kèm với các món ăn khác hoặc thay thế bằng các dạng khác như bún và phở. Phương Tây đã sử dụng bánh mì từ rất lâu và được xem như một món chính. Vào thời điểm Pháp đến Việt Nam năm 1859, bánh mì đã được du nhập qua đây và chỉ dùng cho các giới quý tộc Pháp. Sau thì được sử dụng bởi giới thượng lưu người Việt sau cùng được sử dụng như một món ăn bình dân cho mọi tầng lớp trong xã hội hiện nay.

Hàng quán Sài Gòn khi xưa.
Hàng quán Sài Gòn khi xưa.
Góc chợ Sài Gòn sau những năm giải phóng.
Góc chợ Sài Gòn sau những năm giải phóng.

Bánh mì những ngày đầu chỉ xuất hiện như một loại quà vặt. Sau vì tính bình dân gần gũi mà còn tiện lợi nên được phổ biến như một món ăn chính. Chỉ cần một ổ bánh mì đi kèm với vài nguyên liệu đơn giản ăn kèm hay chỉ là một gia vị cũng đã tạo một bữa ăn ngon đúng chuẩn. Không cần cầu kì hay dành quá nhiều thời gian cho việc chế biến vì thế bánh mì dần trở nên khó có thể thay thế bởi món ăn nào bởi tính tiện dụng, tức thời của nó.

Một cửa hàng bánh mì nổi tiếng khi xưa.
Một cửa hàng bánh mì nổi tiếng khi xưa.

Qua thời gian, bánh mì đã dần có sự thay đổi độc đáo và đa dạng hơn. Những ổ bánh mì không giờ đây đã được thêm rất nhiều gia vị và đi kèm các phần nhân đặc biệt bên trong. Bánh mì được bổ đôi ở giữa, bên trong được đi kẹp cùng chả và thịt, phết thêm pate cùng rau và gia vị không chỉ tạo nên vị ngon đặc biệt mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho những hoạt động trong ngày.

Một gánh bánh mì chả trên đường Lê Lợi năm 1968.
Một gánh bánh mì chả trên đường Lê Lợi năm 1968.

Bánh mì khi xưa dùng cho buổi sáng có thể chỉ đơn giản cần một ít đường hoặc sữa đặc dùng chấm với bánh mì. Tuy đơn giản nhưng hương vị đặc trưng đã khiến bao thế hệ đến giờ vẫn yêu thích món ăn này. Cả những Việt Kiều nơi xa họ vẫn hy vọng được thưởng thức lại hương vị bánh mì gần gũi thân thương nơi quê nhà.

Khác xa với cách dùng bánh mì ăn kèm của người Việt, bánh mì bên Tây có rất nhiều loại và thường được sử dụng ăn kèm với các loại nước sốt hoặc súp hay ăn kèm cùng các món thịt. Đó là kiểu ăn thường được thấy trong các nhà hàng và bàn ăn của giới quý tộc phương Tây lúc bấy giờ.

Bàn ăn phương Tây xưa.
Bàn ăn phương Tây xưa.

Giờ đây không khó để bắt gặp một quầy hay của hàng bán bánh mì ở Việt Nam. Nó đã trở thành một hình ảnh quá đỗi quen thuộc với văn hóa cuộc sống hằng ngày. Nhưng để cảm nhận cái chất xưa của Sài Gòn thì không thể không đến thưởng thức bánh mì ở Tân Định (Sài Gòn) vì chỉ ở đây mới lưu giữ gần nhất với nếp sống “Bánh mì không” xưa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline