TẠI SAO CÓ TÊN GỌI NGÃ TƯ BẢY HIỀN?

Ngã Tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) – khu vực giao thông quan trọng của phía Tây Bắc tại Sài Gòn. Đây là một trong những nút lưu thông liên kết với nhiều quận tại thành phố. Hiện nay, Ngã Tư Bảy Hiền là nút giao thông quan trọng và thường đông kín vào những giờ tan tầm. Vậy cái tên Ngã Tư Bảy Hiền xuất phát từ đâu và nguồn gốc của tên gọi này như thế nào? Hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu Ngã Tư Bảy Hiền trước giải phóng ra sao nhé! 

NGUỒN GỐC TÊN GỌI “NGÃ TƯ BẢY HIỀN”

Tại Ngã Tư Bảy Hiền, ta có thể đi đến các quận khác bằng các mốc đường lưu thông chính tại Tân Bình như đường Cách Mạng Tháng 8 nếu đến trung tâm Sài Gòn, qua đường Hoàng Văn Thụ nếu về sân bay, đi đường Lý Thường Kiệt nếu qua quận 8 hay đi đường Trường Chinh khi về Hóc Môn.

Tên gọi “Ngã Tư Bảy Hiền” xuất phát từ những năm của thế kỷ 20. Ban đầu tên gọi của ngã tư này là “Ông Bảy Hiền”, nhưng dần theo năm tháng, người ta đã lược bỏ đi từ ông, chỉ còn lại “Bảy Hiền”. Trước năm 1945, Ngã Tư Bảy Hiền còn là vùng đất ngoại ô nằm ngoài vùng thành phố và ít người qua lại.

Ngã Tư Bảy Hiền ngày xưa.
Ngã Tư Bảy Hiền ngày xưa.

Nguồn gốc của tên gọi “Bảy Hiền” xuất phát từ tên gọi của ông Trần Văn Hiền (chủ nhân của căn biệt thự lớn, tọa lạc trên góc ngã tư lúc bấy giờ). Được biết, ông Bảy Hiền là ông chủ đồn điền giàu có, nức tiếng tại Tân Bình, Sài Gòn ngày xưa, ông sở hữu đất đai, ruộng đất, đồn điền trải dài từ Cộng Hòa ra đến Trường Chinh và Bàu Cát. 

Ngã Tư Bảy Hiền trước thời giải phóng.
Ngã Tư Bảy Hiền trước thời giải phóng.

Nổi tiếng là người giàu lòng nhân hậu và lương thiện. Ông và vợ thường xuyên làm từ thiện, phát gạo, phát tiền cho người dân nghèo tại khu vực này. Một lần Sài Gòn xảy ra nạn đói nghiêm trọng, ông Bảy Hiền đã tổ chức cho tiền, giúp đỡ những người dân nghèo trong vùng trước cổng nhà. Đám đông kéo đến nhà ông đông nghẹt, khiến lần đó có hai đứa trẻ chết ngạt tại đó. Sau lần đó, ông đã rút ra kinh nghiệm, không tập trung trước cửa nhà phát tiền nữa mà những ai khó khăn đến nhà ông, ông sẽ giúp. 

Dần dà, tại khu vực ngã tư – nơi mà gia đình ông Bảy Hiền sinh sống đã được người dân gọi là ngã tư “Ông Bảy Hiền”. Từ đó, tên gọi này đã lưu danh cho đến hiện nay và thường được gọi với cái tên quen thuộc là “Ngã Tư Bảy Hiền”.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NGÃ TƯ BẢY HIỀN TRƯỚC GIẢI PHÓNG

Khu vực Ngã Tư Bảy Hiền vào năm 1954 vẫn là vùng ngoại thành, lúc đó nơi này thưa thớt, ít người qua lại. Người dân tại nơi này trước đây sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.

Đến năm 1960, có cuộc di dân lớn từ Bắc vào Nam, nơi đây hình thành nên khu dân cư mới, với khoảng hơn 4.000 người sinh sống, phần đông là người đến từ Quảng Nam vào lập nghiệp và họ hình thành nên nghề dệt vải nổi tiếng tại đây.

Cùng Đỡ Buồn xem lại một số hình ảnh đẹp về Ngã Tư Bảy Hiền thời xưa:

Bức ảnh chụp tại khu Ngã Tư Bảy Hiền năm 1972, người dân di chuyển bằng xe máy trên đường Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ).
Bức ảnh chụp tại khu Ngã Tư Bảy Hiền năm 1972, người dân di chuyển bằng xe máy trên đường Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ).
Toàn cảnh trên cao về Ngã Tư Bảy Hiền vào năm 1968.
Toàn cảnh trên cao về Ngã Tư Bảy Hiền vào năm 1968.
Nghĩa trang quân đội Pháp ở Đông Dương.
Nghĩa trang quân đội Pháp ở Đông Dương.

Lúc bấy giờ, ngay khu vực tại Ngã Tư Bảy Hiền được biết đến là khu vực nghĩa trang được xây dựng theo quy mô lớn với hàng nghìn nấm mộ, được chia theo ô đều, dành riêng cho người theo đạo Công giáo và Hồi giáo. 

Toàn cảnh khu Bảy Hiền vào năm 1967.
Toàn cảnh khu Bảy Hiền vào năm 1967.
Những đứa trẻ đang nô đùa trước nghĩa trang quân đội Pháp.
Những đứa trẻ đang nô đùa trước nghĩa trang quân đội Pháp.
Ngã Tư Bảy Hiền năm 1971.
Ngã Tư Bảy Hiền năm 1971.
Đây là con đường nhìn từ hướng Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ). Phía bên kia là góc đường Nguyễn Văn Thoại-Phạm Hồng Thái (nay là đường Lý Thường Kiệt-Trường Chinh).
Đây là con đường nhìn từ hướng Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ). Phía bên kia là góc đường Nguyễn Văn Thoại-Phạm Hồng Thái (nay là đường Lý Thường Kiệt-Trường Chinh).

Lối sinh hoạt thường ngày của người dân tại khu vực Bảy Hiền. Tại thời điểm này, người dân ở khu vực ngã tư di chuyển chính bằng những chiếc xe ngựa, xe máy, xích lô. Bên cạnh đó, còn có những chiếc taxi con cóc đặc trưng của Sài Gòn ngày xưa và những chiếc xe tải, xe lam để chở hàng hóa.

Các bạn nữ sinh với trang phục áo dài trắng vào giờ tan học tại Ngã Tư Bảy Hiền xưa.
Các bạn nữ sinh với trang phục áo dài trắng vào giờ tan học tại Ngã Tư Bảy Hiền xưa.

Hiện nay, Ngã Tư Bảy Hiền là một trong những nút giao thông quan trọng của thành phố, gắn liền với những con đường đến trung tâm Sài Gòn. Với mật độ dân số tăng cao, Ngã Tư Bảy Hiền hiện nay thường đông kín vào những giờ cao điểm. Tên gọi “Bảy Hiền” còn là tên chung dành cho người dân khắp khu vực rộng lớn tại quận Tân Bình ngày nay. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline