XE NƯỚC SÂM MANG NHIỀU HỒI ỨC CỦA NGƯỜI SÀI GÒN XƯA

Xe nước sâm hồi ức của người Sài Gòn xưa.

Không chỉ mang vị ngọt tự nhiên từ mía lau và rễ tranh, có lẽ nước sâm còn mang vị ngọt của tình yêu thương đồng bào ta trong những năm 1950s. Một vẻ đẹp lặng lẽ nhưng có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trải dọc theo các tuyến đường Sài Gòn xưa. Hình ảnh những xe nước sâm dần trở nên thân thuộc với người dân đất Sài Gòn – Chợ Lớn.

VỊ NGỌT KHÔNG CHỈ NẰM Ở XE NƯỚC SÂM

Có thể thấy một trong những nét đặc trưng làm nên nền văn hóa độc đáo của Sài Gòn không thể không nhắc đến hình ảnh quen thuộc của những xe nước sâm dọc khắp các tuyến đường, ngõ hẻm của Sài Gòn – Chợ Lớn lúc bấy giờ.

Nước sâm truyền thống có màu nâu đen cùng vị ngọt tự nhiên do được nấu từ thảo dược.
Nước sâm truyền thống có màu nâu đen cùng vị ngọt tự nhiên do được nấu từ thảo dược.

Ngoài những xe bán nước sâm truyền thống được nấu bằng rễ tranh, mía lau truyền thống, thì ở một số nơi còn bán thêm nước sâm từ bông cúc, rong biển, củ sen và có cả từ nước nha đam. Tuy nhiên, đa số những xe nước sâm này thường bỏ quá nhiều đường hóa học để kiếm thêm lời khiến cho nước sâm bị ngọt gắt mất đi vị ngọt thanh tự nhiên của nhiều loại thảo mộc.

Chợ Lớn - khu người hoa với những hàng nước sâm mang hương vị đặc trưng được làm thủ công.
Chợ Lớn – khu người hoa với những hàng nước sâm mang hương vị đặc trưng được làm thủ công.

Vào những năm 50 của thế kỷ 20 khoảng thời gian mà nước sâm chỉ được bán trong những chiếc thùng làm bằng thiết, giữ lạnh bằng vài viên đá nhỏ. Xung quanh là âm thanh “leng keng” của chiếc thìa va vào miệng ly của cô chú đang uống, gần đó vài đứa trẻ con nô đùa cùng nhau.

Bởi vậy, nước sâm không chỉ mang vị ngọt đơn thuần từ mía lau mà chính cái sự yên bình khi ngồi cùng nhau uống một ly nước sâm, ngồi ngắm khung cảnh của Sài Gòn đã góp thêm cho vị ngọt của những ly nước sâm này.

TÌM LẠI HÌNH ẢNH XE NƯỚC SÂM NGÀY ẤY

Có lẽ, hình ảnh những chiếc xe nước sâm vô cùng thân thuộc với người dân Sài Gòn – Chợ Lớn. Cùng Đỡ Buồn ngắm nhìn những hình ảnh hiếm hoi về xe nước sâm huyền thoại một thời này nhé!

Khu Chợ Lớn nối danh với nhiều hàng nước sâm ngon nhứt tiếng.
Khu Chợ Lớn nối danh với nhiều hàng nước sâm ngon nhứt tiếng.

Nhiều người thường thắc mắc rằng tại sao loại đồ uống này gọi là nước sâm trong khi thành phần lại không có một lát sâm nào? Trà nhân sâm loại của Mỹ ở dạng bột trong từng gói nhỏ được pha với nước nóng uống sẽ có hương vị hoàn toàn khác với nước sâm đang bán ngoài đường lúc bấy giờ.

Hồi ấy, các loại nước uống giải nhiệt làm từ thảo mộc tự nhiên được người gốc Quảng Đông ở khu Chợ Lớn gọi là “t-chíng lòeng t-chà” – thanh lương trà hay “lòeng t-chà” – lương trà nghĩa là “trà làm mát người”.

Có người kể rằng sau này, đến người Việt do không đọc được chuẩn được từ “t-chíng” – thanh” nên gọi khác đi, dần dần về lâu về dài lái sang từ “sâm”. Chính vì thế mà nước sâm dù không có sâm bên trong nên cũng được gọi là sâm như nhân sâm Cao Ly hay nhân sâm Hoa Kỳ đắt giá nhất thời ấy.

Đến những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, những xe bán nước sâm được thiết kế với 2 thùng nhôm hai bên, đổ nước đá vào là có thể giữ nước sâm được lạnh. Nước sâm ngày xưa không được đóng thành chai mang đi được như bây giờ, ngày đó khách tới mua nước sâm thì người bán múc nước từ trong thùng ra ly cho khách uống ngay tại chỗ.

Xe nước sâm sang sát nhau trên đường Triệu Quang Phục.
Xe nước sâm sang sát nhau trên đường Triệu Quang Phục.

Đường Triệu Quang Phục lúc này nổi tiếng với những hàng nước sâm được đựng trong bình hồ lô, bình nào cũng to tướng, bên trong đầy nước sâm lạnh.

Lúc này, ở khu Chợ Lớn, nhắc đến nước sâm thì ai cũng nghĩ ngay đến “nước sâm bà què”, hương vị nước sâm thơm mát, đặc trưng được làm ra bởi 2 vợ chồng gốc Quảng Đông. Sở dĩ, cái tên “nước sâm bà què” hình thành cũng bởi người vợ chân bị liệt. Ấy vậy mà làm nước sâm cực kỳ ngon, cứ hễ ai đi qua khu Chợ Lớn cũng ghé lại để thử qua hương vị này.

Những hàng nước sâm bao giờ cũng kín khách đến uống giải khát.
Những hàng nước sâm bao giờ cũng kín khách đến uống giải khát.

Như những hàng cây cổ thụ, xe nước sâm đã tô điểm thêm vẻ đẹp của những tuyến đường lịch sử. Nét đẹp lặng lẽ trong tim mỗi người trước ngày Giải phóng. Giờ đây, tuy xe nước sâm không còn xuất hiện nhiều trên đường phố Sài Gòn, tuy nhiên nhiều người cứ dạo trưa chiều xách xe chạy ngang đoạn Triệu Quang Phục, Nguyễn Trãi để tìm lại những chiếc xe nước sâm inox, với hàng chữ Hoa lẫn Việt cũng đủ gợi lại một phần nào ký ức của tuổi thơ của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline