CẦU MỐNG – CÂY CẦU GẮN LIỀN VỚI LỊCH SỬ SÀI GÒN

Cầu Mống Sài Gòn.

Cầu Mống – một trong những cây cầu có lịch sử lâu đời gắn liền với vùng đất Sài Thành hàng trăm năm qua. Cầu Mống chính thức được khánh thành từ cuối thế kỷ XIX. Đây là cầu nối giữa Kênh Tàu Hủ Bến Nghé với quận 1 và quận 4. Dù trải qua hàng trăm lịch sử và nhiều lần tu sửa, Cầu Mống vẫn giữ được những giá trị văn hóa đặc trưng của mình và trở thành một trong những cây cầu có tuổi thọ lâu đời nhất Sài Gòn. Để cùng hiểu hơn về quá trình hình thành và xây dựng cây cầu này, hãy cùng Đỡ Buồn xem qua những bức ảnh về cây Cầu Mống trước giải phóng ra sao nhé!

CẦU MỐNG TỪ NHỮNG NĂM TRƯỚC GIẢI PHÓNG

Cầu Mống là một trong những cây cầu lâu đời nhất Sài Gòn, được hình thành vào cuối thế kỷ 19. Cầu Mống được xây dựng bởi công ty Levallois Perret và công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes. Do đó, kiến trúc của cây cầu này được xây dựng đậm dấu ấn từ phương Tây.

Cầu Mống - Cây cầu lâu đời gắn liền với lịch sử Sài Gòn.
Cầu Mống – Cây cầu lâu đời gắn liền với lịch sử Sài Gòn.

Cầu Mống nằm tại trung tâm của Sài Gòn, nổi bật với màu xanh ngọc bích nhẹ nhàng. Cầu Mống được nối từ Bến Vân Đồn bên kênh Tàu Hủ sang bên kia của đường Pasteur của bến Chương Dương.

Tuổi thọ của Cầu Mống đã lên đến 100 năm tuổi.
Tuổi thọ của Cầu Mống đã lên đến 100 năm tuổi.

Tuổi thọ của Cầu Mống đã lên đến 100 năm qua, nhưng cầu Mống vẫn giữ lại những nét văn hóa đặc trưng của cây cầu lâu đời. Giờ đây, cầu Mống trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến và là điểm hẹn hò tuyệt vời của nhiều cặp đôi.

Cầu Mống ngày xưa.
Cầu Mống ngày xưa.

LOẠT ẢNH VỀ CẦU MỐNG LỊCH SỬ CỦA SÀI GÒN XƯA

Tên chính thức của cây cầu này vốn dĩ được đặt là Messageries Maritimes Company Bridge. Nhưng để gọi tên cây cầu dễ dàng và dễ nhớ hơn, người ta đã gọi cây cầu này là cầu Mống, có lẽ do cây cầu giống vòng Mống nên người Sài Gòn lúc bấy giờ gọi nó là Cầu Mống. 

Trong lúc thi công và sửa chữa lại đại lộ Đông Tây và đường hầm sông Sài Gòn, Cầu Mống đã bị tháo dỡ hoàn toàn. Cho đến khi công trình thi công hoàn tất, câu cầu này đã được lắp lại như hình dáng ban đầu và được trang bị thêm phần trụ móng kèm ánh sáng chiếu mỹ thuật. 

Cùng Đỡ Buồn ngắm lại một loạt ảnh về Cầu Mống ở Sài Gòn lúc bấy giờ: 

Hình ảnh ba chiếc xe ngựa trên cầu đang đưa khách đến bến cảng Nhà Rồng.
Hình ảnh ba chiếc xe ngựa trên cầu đang đưa khách đến bến cảng Nhà Rồng.
Cầu Mống nhìn từ hướng cầu Khánh Hội.
Cầu Mống nhìn từ hướng cầu Khánh Hội.
Công viên bên cạnh Cầu Mống - một trong những địa điểm hẹn hò lý tưởng của nhiều cặp đôi.
Công viên bên cạnh Cầu Mống – một trong những địa điểm hẹn hò lý tưởng của nhiều cặp đôi.

Người dân đang vận chuyển hàng hóa trên muốn tấm ván nhỏ bắt ngang từ ghe qua con đường. Phía xa là hình ảnh cây Cầu Mống sừng sững.
Người dân đang vận chuyển hàng hóa trên muốn tấm ván nhỏ bắt ngang từ ghe qua con đường. Phía xa là hình ảnh cây Cầu Mống sừng sững.
Bức ảnh từ bến Chương Dương nhìn ra Cầu Mống.
Bức ảnh từ bến Chương Dương nhìn ra Cầu Mống.
Toàn cảnh trung tâm Sài Gòn, xa xa là Cầu Mống bắt ngang qua sông.
Toàn cảnh trung tâm Sài Gòn, xa xa là Cầu Mống bắt ngang qua sông.

Rạch Bến Nghé từ sông Sài Gòn chạy vào Chợ Lớn – Hình ảnh hai cây cầu lần lượt bắt qua sông là cầu quay Khánh Hội và Cầu Mống. Phía xa xa, nằm bên cạnh Cầu Mống là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trước năm 1975. Đây là toàn cảnh bao quát cả trung tâm Sài Gòn bấy giờ. 

Đường dẫn lên Cầu Mống.
Đường dẫn lên Cầu Mống.

Hình ảnh người dân tản bộ và sinh hoạt thường ngày trên con đường dẫn lên Cầu Mống tại Sài Gòn. Đây là một trong những cây cầu đầu tiên tại Việt Nam do người Pháp xây dựng. 

Toàn cảnh nhìn từ trên cao xuống trung tâm Sài Gòn.
Toàn cảnh nhìn từ trên cao xuống trung tâm Sài Gòn.

Toàn cảnh nhìn từ trên cao xuống trung tâm Sài Gòn, có thể thấy được hình ảnh cây cầu Mống bắt ngang rạch Bến Nghé, phía xa là sông Sài Gòn cùng những căn nhà nằm tại trung tâm thành phố.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, phía trước là con dốc bắt lên Cầu Mống.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, phía trước là con dốc bắt lên Cầu Mống.
Đây là đường Pasteur nhìn từ đầu Cầu Mống. Bên phải là bản đồ của đường Pasteur - Nguyễn Công Trứ.
Đây là đường Pasteur nhìn từ đầu Cầu Mống. Bên phải là bản đồ của đường Pasteur – Nguyễn Công Trứ.
Hình ảnh về Bến Vân Đồn, phía trước là Cầu Mống và sau là cầu Calmette.
Hình ảnh về Bến Vân Đồn, phía trước là Cầu Mống và sau là cầu Calmette.
Bản đồ Sài Gòn vào năm 1903, khi đó Sài Gòn vẫn đang hoang sơ, chưa hình thành đủ những địa điểm nổi tiếng như bây giờ.
Bản đồ Sài Gòn vào năm 1903, khi đó Sài Gòn vẫn đang hoang sơ, chưa hình thành đủ những địa điểm nổi tiếng như bây giờ.
Rạch Bến Nghé và cầu Calmette vào thập niên 1960. Bên phải là biểu đồ đường đi xung quanh trung tâm Sài Gòn bấy giờ.
Rạch Bến Nghé và cầu Calmette vào thập niên 1960. Bên phải là biểu đồ đường đi xung quanh trung tâm Sài Gòn bấy giờ.
Người dân tập trung đông đúc trên Cầu Mống xem vụ cháy lớn năm 1963.
Người dân tập trung đông đúc trên Cầu Mống xem vụ cháy lớn năm 1963.

Vào năm 1963, vụ cháy lớn xảy ra tại quận 4 đã thiêu rụi hơn 3.000 căn nhà lụp xụp và khiến hơn 25.000 người mất chỗ ở và nhiều người bị thương nặng. Hình ảnh người dân hiếu kỳ đứng trên cầu nhìn xuống đám cháy đang thiêu trụi.

Hình ảnh người lính Mỹ đứng cạnh trẻ Việt tại Bến Vân Đồn, phía xa là hình ảnh Cầu Mống vào năm 1966.
Hình ảnh người lính Mỹ đứng cạnh trẻ Việt tại Bến Vân Đồn, phía xa là hình ảnh Cầu Mống vào năm 1966.

Cầu Mống chính là một trong những cây cầu lâu đời gắn liền với lịch sử Sài Gòn. Dù đến hiện tại cây cầu này đã trải qua 100 năm tuổi nhưng vẫn giữ vững những giá trị văn hóa lâu đời của thời xưa. 

Với sự vững chãi, vững chắc của cây cầu, cùng với sự tấp nập qua lại thường xuyên của mọi người, cho thấy cầu Mống là vẫn là một trong những địa điểm quen thuộc của người dân tại thành phố. Nếu các bạn một lần đặt chân đến Sài Gòn thì đừng bỏ qua cơ hội ghé thăm cây cầu này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline