Vào năm 1880, những năm mà Việt Nam còn đang bị xâm lược, có rất nhiều nước hăm he đến đất nước, kẻ thù thì luôn săm soi những căn cứ địa có lợi về kinh tế. Trong đó, phải kể đến là khu vực Sài Gòn năm đó, nhiều nước đã đóng chiếm ở đây và Sài Gòn – Chợ Lớn cũng bị ảnh hưởng một số văn hóa từ đó. Hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu lý do tại sao Sài Gòn xưa lại được mệnh danh là “thiên đường của phụ nữ châu Âu” và lại là địa ngục đối với những con ngựa nhé!
TẠI SAO LẠI GỌI “THIÊN ĐƯỜNG CỦA PHỤ NỮ CHÂU ÂU” Ở SÀI GÒN XƯA?
Năm 1880, Sài Gòn vẫn còn là vùng đất chưa được thịnh vượng như bây giờ nhưng người Pháp và người Hoa đều chọn lựa đây là vùng đất để khai hoang và lập căn cứ địa, bởi vậy cho đến bây giờ mảnh đất Sài Gòn vẫn còn nhiều ảnh hưởng của văn hóa các nước khác nhau. Sài Gòn – Chợ Lớn xưa cũng từ đó mà sinh ra những điều thú vị từ văn hóa các nước khác, cũng như có những công trình kiến trúc xưa vẫn còn ghi dấu những vết tích của một vùng đất nông thôn xưa cũ.
Thời đó ở Sài Gòn vẫn còn là những vùng đất thôn quê chưa khai phá và phát triển như bây giờ, do đó những cung đường đất đá, đường ruộng làng cũng vẫn còn, cho nên việc du nhập những loại xe hiện đại là chưa phổ biến. Cũng ảnh hưởng một số văn hóa cũng như thói quen, bởi vậy ngay cả việc đi lại của dân Sài Gòn hay những người nước ngoài cũng đa số di chuyển bằng những chiếc xe ngựa.
Chỉ tính Sài Gòn lúc đó cũng đã có vô vàn những chiếc xe ngựa trên đường, bởi vậy “địa ngục của những chiếc xe ngựa” cũng xuất phát từ đó. Những người dân thuộc địa thì chỉ có những người giàu có trong thành lúc bấy giờ mới có thể đi lại bằng chiếc xe ngựa, còn chủ yếu là những gia đình hay phụ nữ người nước ngoài đi trên những chiếc xe ngựa dạo phố hay đi ăn chơi.
Lúc bấy giờ Sài Gòn còn là một nơi tụ tập ăn chơi với đối với những thanh niên trẻ còn độc thân, từ đó Sài Gòn xưa được những người Pháp mở ra những nơi như câu lạc bộ vui chơi cho những người thanh niên lúc đó, đồng thời mở các quán bia hơi hay quán cà phê để ngồi tán gẫu, vui chơi tiệc tùng đến sáng.
Cũng từ đó mà Sài Gòn cũng đi vào sự phát triển và mở ra nhiều đường phố mới sạch đẹp hơn, do đó nhiều phụ nữ người Pháp đã đến Việt Nam và di chuyển đến Sài Gòn để sinh sống. Những phụ nữ người Âu cùng gia đình của họ trò chuyện thâu đêm suốt sáng, có khi chơi bời ở các quán rượu hay cà phê, cho thì họ sẽ mở một buổi khiêu vũ nhẹ nhàng dưới các quán rượu ở góc phố Sài Gòn xưa.
Đối với góc nhìn của thời nay nhìn lại thì năm 1880, ở Sài Gòn là “thiên đường của phụ nữ người Châu Âu” bởi họ cùng gia đình sinh sống và chơi bời mọi thú vui ở mảnh đất này, nhưng đối với dân Sài Gòn gốc thì cuộc sống bấy giờ thật sự rất khó khăn và chật vật. Những người sống ở Sài Gòn lúc đó chỉ sống ở các rãnh sông hay trên những chiếc xuồng ghe cặp mé sông, sống cuộc sống mưu sinh nay đây mai đó.
Có một người phụ nữ Anh quốc đã cùng gia đình của bà qua Việt Nam và sinh sống ở đó một khoảng thời gian, lúc thời đó bà ấy rất bất ngờ với những trang phục của người Việt. Những lần đi ghe trên con sông ở Sài Gòn xưa thì bà không biết đâu là nam đâu là nữ, phải qua một thời gian dài mới tìm ra được sự khác biệt.
Cái thuở đó, người dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn, ai cũng như ai, đàn ông hay đàn bà đều có dáng vẻ hao hao giống nhau, đến gần nói chuyện hay phát hiện một đặc điểm nào đó mới biết được giới tính thật của họ.
NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ PHỤ NỮ VÀ CHIẾC XE NGỰA Ở SÀI GÒN XƯA
Tuy ở Sài Gòn năm 1880 cũng là một hoài niệm không có gì quá tốt với những người có cảnh sống cơ cực và chật vật lúc đó. Nhưng họ vẫn có một chút hồi ký về một Sài Gòn – Chợ Lớn đã qua một thời nhưng đọng lại nhiều câu chuyện sâu sắc.
Mặc dù Sài Gòn xưa cũng còn khó khăn với dân thuộc địa, nhưng cũng có phần náo nhiệt, bởi nó mang nhiều dòng chảy các văn hóa từ những nước khác nhau. Các hình thức chợ, hàng quán rượu, cà phê, câu lạc bộ chơi bời cũng ra đời từ đó mà trở nên phổ biến hơn ở Sài Gòn. Nhờ vậy mà ngày nay Sài Gòn mới có những dấu tích khi xưa mà qua dòng thời gian vẫn còn ghi dấu.