Ngã Tư Hàng Sanh – một trong những nút giao thông quan trọng nối với các tỉnh miền Trung hay vùng Đông Nam Bộ. Cũng chính vì vậy mà nút giao này luôn là một trong những tuyến đường đông đúc và tấp nập người qua lại vào những giờ tan tầm. Vậy Ngã Tư Hàng Sanh có mặt từ khi nào? Cái tên “Hàng Sanh” có ý nghĩa là gì? Ngã Tư Hàng Xanh ngày xưa ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi trên, các bạn hãy cùng Đỡ Buồn theo dõi hết bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho chính mình nhé!
LÝ GIẢI CÁI TÊN CÁI TÊN “HÀNG SANH”
Ngã Tư Hàng Sanh là một trong những tuyến giao thông quan trọng của Sài Gòn, Ngã Tư Hàng Sanh là địa điểm giao nhau giữa đường Điện Biên Phủ và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, đây còn là tuyến giao thông quan trọng kết nối Sài Gòn với các tỉnh miền Trung và vùng Đông Nam Bộ.
Sở dĩ lại gọi ngã tư này với cái tên “Hàng Sanh” là bởi trước năm 1945, khu vực ngã tư này trồng rất nhiều cây sanh, một trong những cây xanh thuộc họ của các dòng cây như cây đa, cây đề hay cây si…
Trước đó, dọc hai bên con đường ngay đường Bạch Đằng dọc xuống ngã tư sẽ thấy toàn là cây sanh. Do đó, trước đây đường Bạch Đằng còn được gọi là đường “Hàng Sanh”. Thế nhưng, lâu dần người Sài Gòn thường quen gọi là “Hàng Xanh”
Đây là bảng chỉ đường ở Ngã Tư Hàng Xanh. Đi thẳng sẽ đến Biên Hòa (Đồng Nai), quẹo trái sẽ về lại tỉnh Gia Định còn quẹo phải sẽ về lại trung tâm Sài Gòn.
NGÃ TƯ HÀNG SANH TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC 1975
Sài Gòn còn thuở hoang tàn còn là những mảnh rừng trơ trọi. Đến giữa thế kỷ 20, Sài Gòn dần trở nên nhộn nhịp hơn và bắt đầu có nhiều nhà ở mọc lên.
Vào những năm 1960, nơi này có tên Ngã Ba Hàng Xanh. Đến khi con đường Xa Lộ Biên Hòa (nay là Xa Lộ Hà Nội) được hình thành và liên kết với ngã ba này. Do đó, bây giờ hình thành nên Ngã Tư Hàng Sanh.
Cho đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nơi này được mệnh danh là con đường hiện đại nhất Châu Á, với hệ thống đèn giao thông, giải phân cách, phân luồng được trang bị sâu dưới lòng đất và sử dụng lâu dài cho đến năm 1995.
Từ xưa cho đến nay, con đường tại ngã tư này vẫn luôn tấp nập người qua lại, nơi đây là một trong những địa điểm giao thông quan trọng của Sài Gòn thời xưa, luôn tấp nập và đông đúc người qua lại.
Sài Gòn Xưa quen thuộc với những hình ảnh về các loại phương tiện giao thông như: xe taxi con cóc, xe xích lô hay những chiếc xe lam chở khách,… Đây là những loại phương tiện phổ biến nhất tại Sài Gòn thời bấy giờ.
Trước kia, tại nút giao thông này được gắn một chiếc đồng hồ lớn. Nhưng đến hiện nay, những chiếc đồng hồ công cộng, quen thuộc ấy chỉ còn vài cái ở thành phố. Tại vòng xoay Hàng Sanh trước kia có một cái, nhưng lại bị phá bỏ và thay thế bằng chiếc cầu vượt. Giờ đây, chiếc đồng hồ đó chỉ được gợi lại trong kí ức của mỗi người dân tại Sài Gòn.
NHÌN NGẮM NGÃ TƯ HÀNG SANH CỦA SÀI GÒN XƯA
Ngã Tư Hàng Sanh trước kia là một trong những địa điểm tụ họp đông đúc của thành phố. Nơi đây không chỉ có những mốc giao thông quan trọng. Bên cạnh đó, tại đây còn còn có nhiều kiến trúc mang vẻ đẹp tuyệt mỹ của thời xưa.
Để biết rõ hơn về Ngã Tư Hàng Sanh ngày xưa có những gì và mang những giá trị văn hóa nổi bật được lưu giữ đến hiện nay. Hãy cùng Đỡ Buồn nhìn ngắm qua những bức ảnh sau:
Ngã Tư Hàng Xanh là địa điểm giao thông quan trọng từ xưa cho đến nay. Dù có nhiều thay đổi hơn so với hiện tại, ngã tư Hàng Sanh luôn là địa điểm đông đúc vào mỗi giờ tan tầm và là cầu nối với nhiều quận tại Sài Gòn hiện nay. Nếu một lần đặt chân đến vùng đất Sài Thành, chắc hẳn đây là một trong địa điểm mà bạn không thể nào bỏ qua.