Pétrus Trương Vĩnh Ký được coi là một trong những học giả, nhà khoa học lớn cách đây 200 năm. Trương Vĩnh Ký không chỉ để lại trong nước và thế giới với công trình nghiên cứu sâu rộng của mình mà còn thiết kế lăng mộ cho chính mình, biến nó trở thành một trong những di tích lịch sử đẹp nhất Sài Gòn ngày nay. Đứng lên và cùng Đỡ Buồn tìm hiểu sâu xa về ngôi mộ độc đáo của người đàn ông tài hoa sâu sắc này nhé!
TRƯƠNG VĨNH KÝ LÀ AI? KIẾN TRÚC CỦA LĂNG MỘ CỔ CÓ GÌ NỔI BẬT?
Nhân tài trước giờ nước Nam không hề thiếu, một trong những nhân tài học giả sáng giá nhất mà Việt Nam thời hiện đại sở hữu chính là nhà khoa học Trương Vĩnh Ký.
Trương Vĩnh Ký là ai?
Trương Vĩnh Ký là một trong những học giả, nhà bác học nổi tiếng của nước ta giai đoạn trước. Được xem là một nhà bác học xuất sắc, Trương Vĩnh Ký hay Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) là một người con của vùng đất huyện Vĩnh Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay được biết đến nhiều hơn bởi chúng ta là huyện mới Chợ Lách thuộc tỉnh Bến Tre).
Tuy là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ nhưng ông lại được các tu sĩ Công Giáo người Pháp nuôi dạy khôn lớn đàng hoàng và còn được các Ngài gửi đi du học tại 2 trường dòng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á vào thế kỉ 19.
Với bản chất thông minh vốn có từ nhỏ của mình mà Trương Vĩnh Ký đã hoàn thành toàn bộ chương trình học khi chỉ mới 22 tuổi. Khi đó ông đã thông thạo được khoảng 15 ngôn ngữ của phương Tây và 11 ngôn ngữ từ phương Đông.
Sau khi thành tài và về nước dưới thời vua Đồng Khánh của nhà Nguyễn. Với một nhân tài như ông, thì đương nhiên triều đình sẽ rất muốn trọng dụng và đề bạt ông vào những vị trí quan trọng nhưng Trương Vĩnh Ký lại là người thích sống ẩn dật nên vì vậy khi gần cuối đời thay vì chọn cuộc sống làm quan hưởng vinh hoa, phú quý thì Petrus Trương Vĩnh Ký lại chọn một cuộc đời bình dị để trở thành thầy giáo dạy học tại giáo xứ Chợ Quán, Gia Định (Nay là khuôn viên nhà thờ Chợ Quán ở quận 5).
Với tầm nhìn xa của mình, nên khi đang sinh sống tại khu Chợ Quán, Petrus Trương Vĩnh Ký đã dần phác thảo nên mô hình lăng mộ của chính mình.
Kiến trúc lăng mộ Trương Vĩnh Ký có gì đặc biệt?
Trên khu đất rộng 2000m2, nằm giữa khúc giao nhau giữa đường Trần Bình Trọng và đường Trần Hưng Đạo ngày nay chính là khu lăng mộ của nhà bác học tài năng Petrus Trương Vĩnh Ký.
Dù được nuôi dạy từ nhỏ bởi các tu sĩ, tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây và có một niềm tin trọn vào Chúa nhưng lăng mộ của ông lại được xây dựng theo lối kiến trúc cổng tam quan – đây có thể nói là một lối kiến trúc cổ rất là mang mang tính Á Đông. Theo mô hình kiến trúc lăng mộ, phần trung tâm chính là nơi an nghỉ của ông, cũng chính là nơi có thiết kế đẹp nhất trong tổng thể khu lăng mộ khi kết hợp hài hòa giữa nét kiến trúc Đông và Tây.
Tổng diện tích của lăng mộ khoảng 50m2, có thể thấy tổng quan lăng mộ được xây dựng theo lối kiến trúc thời Phục Hưng, mặt bằng trước được thiết kế theo mô hình giống như các nhà thờ Công Giáo khi được xây theo hình chữ thập có đỉnh chóp ở trung tâm.
Phần mặt tiền của lăng mô nhìn trông vô cùng nổi bật với các cột trụ đỡ toàn bộ phần vòm phía trên các lối ra vào của lăng. Phần vòm phía trên ở lối ra vào có mặt hướng ra khúc đường Trần Hưng Đạo được khắc một dòng chữ latin: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (có thể được tạm dịch như sau: “Xin hãy thương tôi, ít ra là với những bạn hữu của tôi”), đây như là một lời nói tri ân nỗi lòng của nhà bác học đại tài người Việt.
HÌNH ẢNH LĂNG MỘ CỔ ĐỘC ĐÁO DO NHÀ BÁC HỌC TỰ THIẾT KẾ CHO MÌNH
Phần cổng vòm hướng ra đường Trần Bình Trọng Fons Vitae Eruditio Possidentis” (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó). Đây có thể xem là lẽ sống cả đời của Petrus Trương Vĩnh Ký khi ông luôn dành cả tuổi trẻ của mình để đi tìm nguồn kiến thức vô biên của toàn nhân loại.
Ngoài ra các lối ra vào được xây theo kiểu hình cổng vòm, hình ảnh hai thiên thần được chạm nổi với hai câu đối bằng chữ Nôm cũng được khắc ở hai bên cửa ra vào.
Phần mái vòm của ngôi mộ được lợp toàn bộ hoàn toàn bằng ngói đỏ theo hình vảy cá cực kì tinh tế. Ở trên mặt tiền nóc nhà cũng như 4 mặt tiền được chạm khắc những cây Thánh Giá cùng hình ảnh những con rồng chầu xung quanh thể hiện niềm tin tuyệt đối của ông dành cho Thiên Chúa.
Ở ngay giữa phần mộ của nhà bác học là phần bàn thờ có tượng bán thân của ngài Trương Vĩnh Ký trong bộ áo dài, khăn đóng với những huân chương mà ông đã được viện Hàn Lâm Khoa học Pháp truy tặng.
Phía trên trần của ngôi nhà mồ còn được Trương Vĩnh Ký cho người vẽ hình ảnh long mã phù đồ hướng thẳng về phía Tây nhưng lại ngoảnh đầu về phía Đông mang theo ẩn ý của riêng mình ông.
Phía trong ngôi nhà mồ sẽ bao gồm ba ngôi mộ. Ngôi mộ của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, phía hai bên cạnh là ngôi mộ của bà Maria Vương Thị Thọ, phu nhân của ông và con trai cả Trương Vĩnh Thế. Không giống như hầu hết các những ngôi mộ khác, mộ của gia đình Petrus Trương Vĩnh Ký hoàn toàn được chôn âm dưới lòng đất, không một ngôi mộ nào có phần nổi trên mặt đất.
Ở trên mộ phần của ông Trương Vĩnh Ký có khắc dòng chữ “Ci-git J.B Truong Vinh Ky Professeur de Langues Orientales Décédé J le 1er Septembre 1898 dans sa 62 année” (dịch: Nơi an nghỉ của John Baptiste Trương Vĩnh Ký, Giáo sư Ngôn ngữ Phương Đông, mất ngày 1-9-1989, hưởng thọ 62 tuổi).
Lăng mộ của Petrus Trương Vĩnh Ký là một di sản văn hóa mà chính ông đã để lại cho hậu thế trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định này. Nếu ngày nay có đi ngang qua khúc đường Trần Hưng Đạo giao với Trần Bình Trọng, hãy dành một cái cúi đầu để thể hiện sự tôn kính với một trong những người tài giỏi nhất nước Việt này. Xin bày tỏ lòng thành kính đối với bậc tiền bối, là một tấm gương sáng về kiến thức cho thế hệ sau học theo – Petrus Trương Vĩnh Ký.