Nghề gánh nước mướn tại đất Gia Định xưa được bắt nguồn từ việc Sài Gòn chưa có hệ thống cung cấp nước cố định cho người dân. Đa phần nước sinh hoạt hằng ngày đều được lấy từ nước sông hay các phông và thuỷ đài nước. Người nghèo gánh nước cho người giàu công việc tưởng chừng như đơn giản lại cơ cực khó tả, vài thùng nước nhỏ cả ngày cũng không đủ bữa cơm là những từ ngữ mô tả chân thật về sự công việc chân tay lam lũ này.
Tuy nhiên, gánh nước mướn cũng là nét văn hoá đặc trưng tiêu biểu của mọi tầng lớp thế hệ Sài Gòn từ xưa đến nay. Để biết thêm nhiều thông tin về nghề gánh nước mướn đặc biệt này thì hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
CÁI NGHỀ CƠ CỰC CHỈ ĐỦ SỐNG QUA NGÀY CỦA NGƯỜI SÀI GÒN
Thuỷ đài nước dưới sự quản lý và trực thuộc của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), đây là hệ thống nước đầu tiên tại mảnh đất Sài Thành dưới sự chỉ huy và xây dựng bởi thực dân Pháp được khánh thành vào năm 1886, đây được xem là thuỷ đài có lịch sử phát triển lâu nhất và gắn liền với nghề gánh nước mướn của người dân thời kỳ bấy giờ.
Hệ thống thuỷ đài nước sẽ được bơm lên bằng hình thức thủ công và trữ trong những giếng nước cạn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các cơ quan chính quyền cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân tầng lớp trung bình đến thượng lưu. Tuy nhiên, do ở Sài Gòn các hệ thống thuỷ đài được xây dựng rất ít nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng của người dân tại các quận, huyện nên nhiều nơi người dân tận dụng nguồn nước mưa hay nước sông được lóng phèn chứa trong các lu vại để dành xài dần.
Phải đến hơn nửa thế kỷ sau, chính quyền Pháp cho xây dựng thêm nhiều thuỷ đài kết hợp các phông Fontaine ở những con đường lớn thì người dân mới chính thức có được nguồn nước sạch sử dụng. Các giếng khoan cạn được đưa vào hoạt động chỉ giao động khoảng 30 cái nhưng số dân tại đất Sài lại ngày càng, do đó việc đi lấy nước từ các phông về khá mất sức và phải chầu trực để mang nước về nhà. Nên nhiều cơ quan, tổ chức chính quyền cùng các hộ dân khá giả đã thuê người dân lao động nghèo gánh nước dùm với mức giá rẻ hoặc không được trả tiền (vì thời điểm này người lao động ở Sài Gòn phải chịu sự áp bức của chính quyền phong kiến). Cũng từ đó mà nghề “gánh nước mướn” ra đời, cái nghề kéo dài và gắn bó với người dân nơi đây đến hơn vài thập kỷ.
Đa phần những người đi theo nghề gánh nước mướn ở Sài Thành đều có đặc điểm chung và có cuộc sống nghèo khổ và đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Họ đều sống tại các xóm trọ nhỏ và nghèo nên cứ hễ có gia đình khá giả nào kêu họ đến các thuỷ đài nước hứng nước mang về với họ là niềm vui chứ không quảng khó nhọc. Nhìn chung cái nghề “gánh nước” là công việc mất nhiều sức và phải dùng lực ở đôi vai khá nhiều để lấy được những đồng tiền công thì người lao động nghèo phải đánh đổi sức lực cũng như thời gian của mình.
Người gánh nước mướn chỉ cần có và đôi thùng (loại thùng bằng nhôm có kích thước cỡ một chiếc xô lớn đựng dầu hoả), cộng thêm chiếc đòn gánh bằng thân cây tre cứng cáp được luồn thêm 2 cọng dây kẽm uốn cong thành hình chữ V có hai móc nối ở đầu để giữ thùng nước. Người sáng tạo hơn sẽ tận dụng những chiếc xe cũ và lắp ráp thành chiếc xe đẩy để vận chuyển được nhiều thùng nước hơn. Nghề gánh nước mướn không giới hạn độ tuổi hay giới tính, miễn ai có sức khoẻ tốt đều có thể mưu sinh bằng cái nghề nặng nhọc này.
Trong những năm trước giải phóng, người gánh nước mướn phải di chuyển bằng hình thức đi bộ là chủ yếu với đoạn đường dài từ 500m đến 1 cây số hoặc hơn (độ dài đường đi sẽ phụ thuộc vào vị trí nhà của người chủ thuê hay vị trí các phông nước ở thuỷ đài). Với mức giá trả công trung bình là 2 đồng một đôi nước, người lao động nghèo chỉ mong ngày được nhiều khách gọi gánh nước để đủ tiền cơm ngày 2 bữa cho gia đình. Thời điểm, nghề gánh nước “ăn nên làm ra” nhất là vào mùa Tết, nhà nhà người người nô nức dọn dẹp rồi thi nhau gọi người gánh nước để mang nước về để đổ đầy những chiếc lu chứa để sử dụng qua những ngày đầu năm.
Đặc biệt, những dịp này những người gánh nước mướn còn hào phóng tặng cho chủ nhà và thùng nước tựa như lời chúc đầu năm tốt lành và để đáp lại điều này thì vị khách cũng vui vẻ trao cho người gánh nước những bao lì xì đỏ tươi. Những hành động nhỏ nhặt đã góp phần tạo nên tính nhân văn và ấm lòng cho cái nghề gánh nước tưởng bình thường nhưng chất đầy giá trị lao động và tình người.
NHỮNG THƯỚC ẢNH HOÀI NIỆM VỀ CÁI NGHỀ “GÁNH NƯỚC MƯỚN” CỦA NGƯỜI SÀI GÒN XƯA
Nghề gánh nước mướn tại mảnh đất nhộn nhịp Sài Thành từ nhiều thập niên trước với những dấu ấn văn hoá khó quên về người dân lao động lam lũ nhưng không kém phần kiên cường và mạnh mẽ. Dưới đây là những thước ảnh đầy hoài niệm được lưu giữ qua những lăng kính đầy hoài niệm:
Nhờ vào các hệ thống thuỷ đài và các phông lấy nước được phủ sóng tại nhiều tuyến đường mà nghề gánh nước mướn nhanh chóng phát triển tại nhiều xóm dân nghèo tại các quận, huyện. Ngoài ra, cuộc sống của người dân Sài Gòn cũng nhờ vậy mà ổn định hơn.
Hình ảnh những người đàn ông hay những người phụ nữ gánh trên vai mình những thùng nước to chắc đã quá đỗi quen thuộc. Bởi cái nghề lao động chân tay thì mặc nhiên ai cũng làm được không quản xuất thân vì với cái nghề chỉ cần kiếm tiền lo bữa cơm qua ngày thì “nam – nữ” hay “già – trẻ” cũng chẳng thành vấn đề.
Trước cổng chợ Lớn – Sài Gòn cũng tập trung rất nhiều người gánh nước mướn vì các tiểu thương trong chợ luôn là lượng khách hàng tiềm năng của họ.
Dù đã trải qua hàng trăm năm hình thành, nghề “gánh nước mướn” nhưng những dấu ấn về cái nghề gắn liền với ký ức và văn hoá của người dân Sài Thành vẫn được gìn giữ và lưu truyền những giá trị tích cực cho các thế hệ người trẻ ngày nay. Đỡ Buồn hy vọng thông qua bài viết này có thể truyền tải và giúp bạn hiểu hơn về những nét văn hoá lịch sử về ẩm thực, nghề nghiệp và con người đáng tự hào của dân tộc nói chung và Sài Gòn nói riêng.