ĐỒNG TẬP TRẬN – MỒ CHÔN TẬP THỂ VÀ GIAI THOẠI RÙNG RỢN THỜI MINH MẠNG

Đồng Tập Trận.

Đồng Tập Trận hay còn có cái tên người Pháp đặt là Đồng Mả Mồ là cái tên mà khi nhắc đến ai cũng có phần kinh sợ. Nơi đây là một cánh đồng trải dài rộng lớn với các mả mồ trên những gò đất cao đan xen cây cối um tùm. Thật dễ khiến những ai đặt chân đến đây cũng có đôi phần bất an. Nào cùng Đỡ Buồn nhìn lại giai thoại và hình ảnh khi xưa của Đồng Tập Trận đã từng gây kinh hãi cho biết bao người Sài Gòn khi xưa nhé!

ĐỒNG TẬP TRẬN – NƠI DIỄU BINH CỦA QUÂN ĐỘI NHÀ NGUYỄN Ở SÀI GÒN XƯA

Đồng Tập Trận là nơi chôn mộ tập thể của gần 2000 người trên một cánh đồng rộng hàng nghìn hecta khi xưa. Cánh đồng đã biến mất theo đô thị hóa nhưng theo một số ghi chép còn sót lại thì vị trí có thể bắt đầu từ khu vực Ngã Sáu Công Trường Dân Chủ trải dài qua đường 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ cho đến tận khu Trường đua Phú Thọ ngày nay.

Bản đồ Sài Gòn năm 1878 do người Pháp vẽ với Đồng Mả Mồ phía trên với các hướng sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé.
Bản đồ Sài Gòn năm 1878 do người Pháp vẽ với Đồng Mả Mồ phía trên với các hướng sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé.

Đồng Tập Trận khi xưa là nơi được dùng để duyệt cơ binh đóng ở Lục Tỉnh khi đó tụ họp về đây. Truyền rằng vào ngày mồng sáu tháng giêng hằng năm Tả quân Lê Văn Duyệt làm lễ xuất binh (ra binh, hành binh). Dịp này người ta ra lệnh đòi hết các cơ binh đóng ở Lục Tỉnh về để Người (Tả quân) duyệt nơi Đồng Tập Trận. Khi đó Đồng Tập Trận còn được gọi là Mô Súng.

Cứ vào ngày này Tả quân tắm gội trai kỳ diện kiến chúc thọ vua. Sau đó từ kinh thành đi qua Gia Định môn hay đi qua cửa Phan Yên hay cả ngả Chợ Vải cứ thế mà trực chờ lên Mô Súng. Trong suốt cuộc hành quân dân chúng sẽ gây tiếng động trong nhà cũng như đốt pháo để xua tan tà thần, tránh những điều cấm kỵ trong buổi lễ diễu quân cũng như chuẩn bị nghiêm trang cho cuộc hành lễ.

Lễ này khi đó nhằm phô diễn uy lực với các nước lân bang (Cao Miên, Xiêm La…) cũng vừa an lòng dân còn nhằm mục đích tín ngưỡng khi đó sẽ xua tan cái xấu, tránh được tà ma quỷ mị giúp cuộc sống được ấm no, đủ đầy.

Đồng Mả Mồ cuối thế kỉ 19.
Đồng Mả Mồ cuối thế kỉ 19.

Vào năm 1833 – 1835, Lê Văn Khôi tức con trai nuôi của Lê Văn Duyệt đã đứng lên lãnh đạo cuộc nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn – vua Minh Mạng khi đó bởi những sự đối lập về chính sách và quyền lực cai trị khi đó. Cuộc nổi dậy đã thất bại và dẫn đến kết cục 2000 người đã bị xử tử và chôn cùng ở Đồng Tập Trận này.

Chính cuộc tàn sát và xử tử này đã khiến người dân Gia Định khi đó phải khiếp sợ bởi mức độ và quy mô số người chết khi đó. Vào thời điểm đó nhân dân Gia Định chỉ có số người định cư rất khiêm tốn và ít ỏi. Cũng vì sự kiện năm 1835 đó mà nơi đây còn có một cái tên khác là Mả Ngụy (hay Mả Biền Tru).

Đồng Tập Trận cuối thế kỉ 19.
Đồng Tập Trận cuối thế kỉ 19.

NHỮNG BỨC ẢNH CŨ CỦA ĐỒNG MẢ MỒ THỜI CHIẾN NẰM GIỮA CHỐN SÀI GÒN

Nào cùng Đỡ Buồn đi qua và nhìn lại Đồng Mả Mồ qua những bức ảnh khi xưa nhé!

Bản đồ Chợ Lớn khi xưa với góc trên cùng là Đồng Mả Mồ.
Bản đồ Chợ Lớn khi xưa với góc trên cùng là Đồng Mả Mồ.
Đồng Tập Trận vào năm 1866.
Đồng Tập Trận vào năm 1866.
Đồng Tập Trận 1890.
Đồng Tập Trận 1890.
Đồng Tập Trận với dấu tem thư khi xưa.
Đồng Tập Trận với dấu tem thư khi xưa.
Đồng Mả Mồ khi xưa.
Đồng Mả Mồ khi xưa.
Đồng Mả Mồ - Sài Gòn 1867.
Đồng Mả Mồ – Sài Gòn 1867.
Một ngôi mộ ở Đồng Mả Mồ khi xưa.
Một ngôi mộ ở Đồng Mả Mồ khi xưa.
Những ngôi mộ với tháp trụ nhỏ góc vuông hay lục giác tại Đồng Mả Mồ khi xưa.
Những ngôi mộ với tháp trụ nhỏ góc vuông hay lục giác tại Đồng Mả Mồ khi xưa.
Các mồ mả ở khu vực Phú Thọ bên phải đường 3 tháng 2 ngày nay.
Các mồ mả ở khu vực Phú Thọ bên phải đường 3 tháng 2 ngày nay.

Đồng Tập Trận đã đã biến mất theo dấu vết đô thị hóa tự bao giờ. Nhưng những dấu tích lịch sử khi đó sẽ còn sống mãi cùng với thời gian cho đến tận bây giờ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline