ĐẠI LỘ KHỔNG TỬ – CUNG ĐƯỜNG THUỐC BẮC CỦA NGƯỜI HOA

Đại lộ KHỔNG TỬ.

Vòng quanh qua những cung đường Sài Gòn Quận 5 không ai là không đi qua Đại lộ Khổng Tử cho đến Chợ Lớn. Nơi đây đặc biệt gây ấn tượng với những nếp nhà cổ kính tỏa ra hương thơm thuốc bắc đặc trưng. Cũng vì thế mà nơi đây mang cho mình một cái tên là Đại Lộ Khổng Tử – Cung đường thuốc Bắc của người Hoa.

CÁI TÊN ĐẠI LỘ KHỔNG TỬ VÀ NHỮNG KIẾN TRÚC ĐẬM CHẤT NGƯỜI HOA Ở SÀI GÒN

Danh xưng Đại lộ Khổng Tử đã xuất hiện từ rất sớm trong tâm trí của những người dân Chợ Lớn sinh sống tại nơi đây. Vào đầu thế kỉ 19 đại lộ Khổng Tử mang tên là Quai de Gaudot – được đặt theo tên một trung úy hải quân Pháp khi đó.

Mãi đến những năm 1955 chính quyền Sài Gòn đã nhập đoạn đường của hai đại lộ Gaudot và Bonhoure và lấy tên cho con đường này là đại lộ Khổng Tử. Những năm sau đó vào ngày 19 tháng 8 năm 1975 sau giải phóng con đường được đổi tên thành Hải Thượng Lãn Ông cho đến ngày nay.

Đường Khổng Tử xưa.
Đường Khổng Tử xưa.

Có thể không ngoa khi nói rằng con đường Hải Thượng Lãn Ông là một con đường lâu đời nhất từ trước đến nay ở Chợ Lớn và gắn liền như một bộ phận của người Hoa đã định cư ở đây từ lâu. Cuối thế kỉ 19 con đường này nổi tiếng là sôi động và sầm uất với đủ loại mặt hàng được bày bán. Hàng hóa được vận chuyển bằng ghe, tàu ở các con kênh và cất giữ tại kho ở nơi đây.

Trước đây người dân của khu vực này có thói quen cất giữ các loại thuốc Đông Y để tránh các trường hợp ốm đau hay bệnh tật có mà dùng. Sau vì nhu cầu sử dụng thuốc thường xuyên không chỉ trong cộng đồng người Hoa nơi đây mà còn ở khắp các tỉnh thành Sài Gòn thời ấy mà con đường dần dần trở thành phố thuốc Bắc lớn nhất Sài Gòn cho đến bây giờ.

Hiệu thuốc bắc san sát nhau trên con đường Khổng Tử khi đó.
Hiệu thuốc bắc san sát nhau trên con đường Khổng Tử khi đó.

Không chỉ độc đáo với nét riêng biệt về hàng hóa, nơi đâu còn nổi tiếng về kiến trúc của những tòa nhà, công trình mang đậm dấu ấn văn hóa người Hoa nơi đây. 

Góc đường Quảng Đông ở Chợ Lớn (nay là đường Triệu Quang Phục).
Góc đường Quảng Đông ở Chợ Lớn (nay là đường Triệu Quang Phục).

Nét kiến trúc người Hoa khi đó có thể dễ dàng khiến chúng ta mường tượng đến những bộ phim Trung Hoa trên màn ảnh mà đã từng xem qua. Với kiến trúc nhà ở là sự hài hòa của âm dương trong từng thiết kế cho đến những câu đối, biển hiệu bằng tiếng Trung được đặt ngay ngắn phía trước nhà hay khắc nổi trên các trần cột nhà là điều không thể thiếu trong văn hóa người Hoa nơi đây.

Hội quán Tuệ Thành xưa.
Hội quán Tuệ Thành xưa.

Cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn cũng có nét tương đồng về tôn giáo với người Việt ta, hầu hết họ đều theo đạo Phật và tín ngưỡng dân gian. Người Hoa nơi đây rất coi trọng việc sinh hoạt cộng đồng và giúp đỡ nhau vì thế khi đến đây họ có xây dựng những Hội Quán để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và bảo tồn tôn giáo tín ngưỡng. 

Kiến trúc xây dựng những Hội Quán cũng có những điều độc đáo và đặc biệt trong kiến trúc về phong thủy. Các hội quán đều được xây dựng trên tiền đề chữ “Tam” và “Khẩu”, theo đây là lối kiến trúc nhà mang phong thủy tốt của người Hoa. Tùy nhóm ngôn ngữ và gốc người Hoa mà hội quán sẽ có thay đổi khác biệt trong lối kiến trúc.

Có thể kể đến như gốc người Quảng Đông thì lối kiến trúc có đầu đao vuông bằng, góc cạnh trong khi đó gốc người Phúc Kiến thì đặc trưng với kiến trúc mái hình thuyền, hai đầu đao cong vút mang vẻ vừa cổ kính, lại đầy thanh thoát.

Kiến trúc bên trong của Hội quán Hà Chương.
Kiến trúc bên trong của Hội quán Hà Chương.

NHÌN LẠI ĐẠI LỘ KHỔNG TỬ VANG DANH SÀI GÒN – CHỢ LỚN

Có thể thấy cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nước ta từ những ngày đầu tiên. Không chỉ dừng lại ở đó họ còn góp phần vào những giá trị văn hóa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nào cùng Đỡ Buồn nhìn lại những đổi thay trên con đường Hải Thượng Lãn Ông qua từng thời kỳ nhé!

Bến cảng Chợ Lớn những ngày đầu.
Bến cảng Chợ Lớn những ngày đầu.
Chợ Lớn cũ trước khi được thay thế bằng Bưu điện Chợ Lớn ngày nay.
Chợ Lớn cũ trước khi được thay thế bằng Bưu điện Chợ Lớn ngày nay.
Ngã 5 Khổng Tử những năm 1920 - 1930.
Ngã 5 Khổng Tử những năm 1920 – 1930.
Chợ cá nằm giữa đường Tổng Đốc Phương năm 1930 (nay là Châu Văn Liêm).
Chợ cá nằm giữa đường Tổng Đốc Phương năm 1930 (nay là Châu Văn Liêm).
Trung tâm Chợ Lớn vào tháng 10 năm 1945 nhìn từ trực thăng.
Trung tâm Chợ Lớn vào tháng 10 năm 1945 nhìn từ trực thăng.
Vòng xoay giao lộ Khổng Tử - Tổng Đốc Phương năm 1950 (nay là Ngã 5 Chợ Lớn ngay trước Bưu điện Quận 5).
Vòng xoay giao lộ Khổng Tử – Tổng Đốc Phương năm 1950 (nay là Ngã 5 Chợ Lớn ngay trước Bưu điện Quận 5).
Đại Lộ Khổng Tử - Chợ Lớn năm 1958 (Phía cột điện sắt là ngã 3 Nguyễn An Khương - Hải Thượng Lãn Ông nay).
Đại Lộ Khổng Tử – Chợ Lớn năm 1958 (Phía cột điện sắt là ngã 3 Nguyễn An Khương – Hải Thượng Lãn Ông nay).
Con đường Hải Thượng Lãn Ông vào năm 1960.
Con đường Hải Thượng Lãn Ông vào năm 1960.
Một góc đường Hải Thượng Lãn Ông năm 1963.
Một góc đường Hải Thượng Lãn Ông năm 1963.
Tượng đài Phan Đình Phùng nằm giữa vòng xoay Tổng Đốc Phương - Khổng Tử năm 1968.
Tượng đài Phan Đình Phùng nằm giữa vòng xoay Tổng Đốc Phương – Khổng Tử năm 1968.
Đường Khổng Tử năm 1972.
Đường Khổng Tử năm 1972.

Dù đã trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng đại lộ Khổng Tử – nay là Hải Thượng Lãn Ông vẫn luôn là một phần văn hóa người Hoa tại Chợ Lớn. Minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển và văn hóa độc đáo chỉ có tại nơi đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline