CÀ PHÊ VỈA HÈ CỦA “HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG” CÓ GÌ THÚ VỊ

Từ lâu cà phê đã trở thành một phần văn hóa hằng ngày của người Việt ta trên khắp mọi miền đất nước. Không chỉ phổ biến mà hương vị và cách thưởng thức cà phê tại miền Bắc – Trung – Nam đều mang một chất rất riêng khó nhầm lẫn với bất kì đâu. Có khi nào bạn thắc mắc về nét văn hóa cà phê vỉa hè khi xưa của người Sài Gòn như thế nào? Đi cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thử nhé!

TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CÀ PHÊ ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN SÀI GÒN

Nguồn gốc ban đầu của cà phê là ở phương Tây, sau khi người Pháp đến Việt Nam thì cà phê cũng theo đó mà được du nhập vào nước ta. Lâu dần cách thưởng thức cà phê ở nước ta cũng đã được thay đổi đôi chút. Có lẽ chính vì điều đó mà nét văn hóa cà phê ở nước ta khác biệt so nền văn hóa cà phê của nước khác.

Sài Gòn là nơi tiếp nhận nét sống cà phê sớm nhất khi người Pháp đến nơi đây lần đầu tiên. Hồi đó không có quá nhiều sự lựa chọn quán cà phê như ngày nay, đa phần người Sài Gòn chỉ có thể tìm thấy cà phê tại các quán điểm tâm người Hoa trên vỉa hè vào lúc đó.

Quán cà phê trên vỉa hè Sài Gòn trước năm 1975.
Quán cà phê trên vỉa hè Sài Gòn trước năm 1975.

Khác với Hà Nội đặc trưng bởi những quán cà phê nhỏ, lãng mạn và trầm lắng hay với Huế là không khí trữ tình đan xen là khung cảnh sân vườn xanh mát với tiếng chim thánh thót. Sài Gòn mang cho mình một nét rất nhanh, có thể cà phê ở bất kì đâu từ bình dân vỉa hè cho đến sang trọng nhưng đều rất gần gũi, thân quen nó cứ thế đi vào nếp sống hằng ngày của người dân nơi đây.

Người Sài Gòn thường thích lui tới những quán cà phê mà họ đã ngồi nhiều lần trong nhiều năm nghiền ngẫm ly cà phê quen thuộc trong khi tay cầm tờ báo nóng hổi mới ra lò. Những quán cà phê không chỉ là nơi để giải khát mà nó còn là nơi để gặp gỡ bạn bè trao đổi về cuộc sống, công việc…

Không gian cà phê Sài Gòn xưa.
Không gian cà phê Sài Gòn xưa.

NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA CÀ PHÊ VỈA HÈ THỜI XƯA

Không mang trên mình những ánh sáng sang trọng, bảng hiệu đủ màu hay không gian đẹp đẽ. Chỉ lặng lẽ với những chiếc ghế con xếp sau những tán cây xanh rì hay dưới mái hiên râm mát. Cứ thế mà có những quán cà phê “cóc” mọc lên, mang kỉ niệm của bao thế hệ đã đi qua. Lâu dần tự bao giờ cà phê, đặc biệt là cà phê vỉa hè đã trở thành một nét riêng biệt biểu trưng cho cả Việt Nam.

Cà phê "Cóc" khi xưa.
Cà phê “Cóc” khi xưa.

Không chỉ độc đáo với loại hình cà phê đường phố ấn tượng mà cả cách chế biến cà phê của mỗi vùng cũng có sự khác biệt riêng.

Đối với người Sài Gòn khi xưa, họ luôn dùng vợt để pha cà phê thay cho phin. Để pha cà phê, người ta cho cà phê vào vợt rồi bỏ vào một ấm đất nung. Sau đó cho nước sôi vào khoảng chừng 10 phút rồi lại tiếp tục chuyển sang một ấm nhôm khác trước khi bắt lên bếp và rót cho khách. Nôm na chúng ta thường gọi bằng cái tên pha cà phê vợt và nó đã trở thành một nét rất riêng chỉ có ở Sài Gòn.

Người Hà Thành thì lại yêu thích hương vị cà phê với sự đậm đặc nguyên bản. Cà phê được nén chặt trong phin với nước sôi được cho vào từ từ, chậm rãi ta có được từng giọt cà phê nguyên chất đúng vị. Người Hà Nội thường hay gọi cà phê bằng cái tên quen thuộc là “đen” và “nâu” để chỉ cà phê nguyên chất và cà phê pha kèm sữa đặc. Nó cũng là một nét biểu trưng độc đáo của cà phê nơi đây.

Cà phê Sài Gòn xưa.
Cà phê Sài Gòn xưa.
Dụng cụ chế biến cà phê "Vợt".
Dụng cụ chế biến cà phê “Vợt”.

Trái với những hàng cà phê cóc quen thuộc vốn dành cho tất cả tín đồ yêu thích cà phê thời đó. Sài Gòn thập niên 50 cũng có những kiểu quán cà phê “Tây” trên những con đường Catinat, Lê Lợi sầm uất nhất bấy giờ. Những cái vợt vốn đã quen nay được thay bằng những cái phin bằng kim loại sáng màu tạo một vẻ cao cấp và sang trọng hơn rất nhiều.

Những cái tên như La Pagode, Brodard, Givral, Continental… vốn đã rất quen thuộc với những ai trong giới văn, nghệ sĩ, doanh nhân lúc bấy giờ. Đa phần những khách đến đây đều là tầng lớp ưu tú thời đó họ đến đây mang theo câu chuyện thời cuộc và những giá trị văn hóa đi kèm đôi khi cũng là câu chuyện đời tư của chính họ. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên sự độc đáo trong văn hóa cà phê khi đó và mãi cho đến sau này.

Không gian của quán cà phê Brodard vào thập niên 50.
Không gian của quán cà phê Brodard vào thập niên 50.

Không muốn trầm tư, cũng không muốn bàn chuyện thời cuộc quá nhiều. Đó là những quán cà phê “Cafétéria” hay còn gọi dân dã là cà phê ca nhạc. Nơi đây phục vụ những ly cà phê đi kèm với những điệu nhạc.

Người ta tìm đến những quán cà phê ca nhạc chỉ để giải trí. Những phòng trà nổi tiếng khi ấy như phòng trà Anh Vũ, Đêm Màu Hồng, Bồng Lai… mọc lên với biết bao nhiêu là cái tên ca sĩ nổi tiếng Anh Tuyết, Mai Hương…Cứ thế người ta đến đây nhâm nhi ly cà phê trong khi mắt vẫn dõi theo những cô ca sĩ với giọng hát mê hoặc lòng người đang biểu diễn trên sân khấu.

Áp phích giới thiệu phòng trà khi xưa.
Áp phích giới thiệu phòng trà khi xưa.

Văn hóa cà phê từ lâu đã ăn sâu vào nếp sống người Sài Gòn khi đó. Giờ đây ly cà phê ngon chỉ mới là bắt đầu của một câu chuyện, người ta không chỉ tìm đến quán cà phê để uống cà phê nữa. Mà còn là để “uống” con người tại đây, “uống” cảnh sắc, không khí và “uống” cả những câu chuyện và nhiều hơn thế nữa. Chính những điều này đã tạo nên một văn hóa cà phê tại Việt Nam vô cùng độc đáo khó có thể nhầm lẫn.

Góc cà phê đông đúc khi xưa ở Sài Gòn.
Góc cà phê đông đúc khi xưa ở Sài Gòn.

Dù văn hóa cà phê vỉa hè nay đã đôi phần thay đổi bởi sự phổ biến của các quán cà phê ở khắp mọi nơi. Nhưng đâu đó những dư âm về giá trị văn hóa cà phê khi xưa vẫn luôn tồn tại cho đến ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline