4 NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC LÂU ĐỜI NHẤT SÀI GÒN

Trường trung học nổi tiếng Sài Gòn xưa.

Sài Gòn – Vùng đất nổi tiếng với những trường học được xây dựng từ thời Pháp và có lối kiến trúc lâu đời do người Pháp xây dựng nên. Cho đến hiện nay, những ngôi trường ấy vẫn giữ vững giá trị đặc trưng và mỗi ngôi trường đều mang một hình ảnh thương hiệu nổi bật riêng mà khi nhắc đến tên người dân Sài Gòn đều nhận ra. 

Dưới đây là 4 ngôi trường trung học có bề dày lịch sử lâu đời nhất Sài Gòn và được công nhận là một trong những di tích cần được bảo tồn của Sài Gòn.

TRƯỜNG MARIE CURIE – NGÔI TRƯỜNG CHỈ DÀNH CHO NỮ THỜI PHÁP THUỘC

Một trong những ngôi trường lâu đời nhất Sài Gòn không thể không thể kể đến trường Marie Curie – ngôi trường trung học dành cho nữ sinh thời Pháp thuộc. 

Vào những năm của thế kỷ 19, Pháp tiến hành đô hộ vào các tỉnh miền Nam Việt Nam, bắt buộc người Việt từ bỏ nền Nho học, chữ Nôm, chữ Hán và được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ như hiện nay, để phục vụ cho bộ máy cai trị bấy giờ.

Một trong những ngôi trường trung học lâu đời dành cho nữ sinh đầu tiên ở Sài Gòn.
Một trong những ngôi trường trung học lâu đời dành cho nữ sinh đầu tiên ở Sài Gòn.

Dù được xây dựng từ thời Pháp hàng trăm năm và có nhiều sự thay đổi về kiến trúc lẫn công năng của trường học, nhưng đến hiện nay ngôi trường này vẫn giữ nguyên tên gọi như ban đầu “Marie Curie”.

Tên gọi lúc đầu của ngôi trường này là “Cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp”. Sau đó được đổi thành tên của nữ bác học người Ba Lan, người từng 2 lần đoạt giải Nobel danh giá tên “Marie Curie”. Ngôi trường này ban đầu được chỉ định dành cho nữ sinh người Pháp và một số ít nữ sinh có gốc gác trâm anh thế phiệt người Việt.

Hình ảnh trường Marie Curie vào năm 1953.
Hình ảnh trường Marie Curie vào năm 1953.

Năm 1941, Nhật tiến vào Đông Dương, ngôi trường này được tận dụng làm bệnh viện. Sau một năm, trường được trả về nơi cũ với tên gọi là trường trung học cơ sở Calmette.

Tiếp theo đó, năm 1945 trường lại được đổi tên thành trường trung học Lucien Mossard. Sau nhiều lần di dời địa điểm, chuyển đổi công năng và chỉnh trang tu sửa lại. Đến năm 1948, trường lại quay về với cái tên cũ là Marie Curie.

hòng học thời xưa của trường nữ sinh Marie Curie vào năm 1920-1929.
Phòng học thời xưa của trường nữ sinh Marie Curie vào năm 1920-1929.
Sân trường vào giờ ra chơi thời xưa.
Sân trường vào giờ ra chơi thời xưa.

Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, trường Marie Curie chính thức trở thành trường trung học dành riêng cho nữ sinh.

Quang cảnh bấy giờ của ngôi trường trung học tư thục dành riêng cho nữ sinh.
Quang cảnh bấy giờ của ngôi trường trung học tư thục dành riêng cho nữ sinh.

Đến năm 1970, ngôi trường này chính thức nhận các nam sinh vào học và trở thành trường chung cho tất cả mọi người. Năm 1975, trường Marie Curie được giao lại cho Sở Giáo dục Sài Gòn và chính thức trở thành trường công lập cho đến hiện nay.

Toàn cảnh về ngôi trường Marie Curie hiện nay.
Toàn cảnh về ngôi trường Marie Curie hiện nay.
Một góc chụp nhỏ về ngôi trường thời điểm hiện tại với sắc vàng chủ đạo đặc trưng nổi bật của trường.
Một góc chụp nhỏ về ngôi trường thời điểm hiện tại với sắc vàng chủ đạo đặc trưng nổi bật của trường.

Hiện nay ngôi trường nằm tại trung tâm của Sài Gòn trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG NỮ SINH ÁO TÍM – TRƯỜNG NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Kể đến những ngôi trường lâu đời của Sài Gòn không thể không nhắc đến trường Nguyễn Thị Minh Khai – ngôi trường dành cho nữ sinh do người Pháp xây dựng tại Việt Nam. 

Trước kia ngôi trường này được biết đến với tên gọi Nữ Sinh Áo Tím, bởi trước đây đồng phục dành cho các bạn nữ sinh được quy định là áo dài tím, tượng trưng cho sự đoan trang, nhẹ nhàng và thanh lịch của người con gái Việt.

Hình ảnh về trường Nữ sinh áo tím thời xưa.
Hình ảnh về trường Nữ sinh áo tím thời xưa.

Năm 1915, trường học chính thức khánh thành, mở lớp học đầu tiên với 42 nữ sinh và được người Pháp giảng dạy. Trước kia trường tập trung phần dông là các em học sinh nhà giàu tại Sài Gòn, sau đó dần có những bạn học sinh từ tỉnh lên học nhiều hơn.

Đến năm 1918, trường học đã trở nên đông đúc hơn nên đã được xây thêm tòa nhà thứ 2 với nhiều công năng hơn và được trưng dụng để dạy các nữ sinh về nữ công gia chánh hay thêu thùa.

Một góc chụp nhỏ về ngôi trường thời điểm hiện tại với sắc vàng chủ đạo đặc trưng nổi bật của trường.
Một góc chụp nhỏ về ngôi trường thời điểm hiện tại với sắc vàng chủ đạo đặc trưng nổi bật của trường.

Đến năm 1953, trường đã bị di dời đến nhiều nơi sau lần Nhật tiến vào chiếm đóng Việt Nam, rồi đến quân đội Anh. Trường đã đổi tên thành Trường Nữ trung học Gia Long. Sau 20 năm, trường giải thể khu trung học, bắt đầu thu nhận cả nữ sinh lẫn nam sinh và được đổi tên thành trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Trường Nguyễn Thị Minh Khai những năm trước giải phóng.
Trường Nguyễn Thị Minh Khai những năm trước giải phóng.

Dù trải qua hàng trăm năm xây dựng, ngôi trường vẫn giữ vững kiến trúc lâu đời của thời Pháp. Sau này trường bắt đầu đổi đồng phục có huy hiệu gắn với ngôi sao vàng, trở thành biểu tượng đặc trưng của trường Nguyễn Thị Minh Khai. 

Tháp đồng hồ nổi tiếng tại trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày xưa.
Tháp đồng hồ nổi tiếng tại trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày xưa.

Đặc điểm nhận dạng nổi bật của trường Nguyễn Thị Minh Khai chính là chiếc “tháp đồng hồ” nằm ngay tòa chính diện của trường. Với những câu chuyện tâm linh xoay quanh chiếc tháp này đã được bao thế hệ học sinh tại trường lưu truyền cho đến hiện nay. 

Trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay.
Trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay.

Trường Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ lại nhiều giá trị văn hóa đặc trưng và kiến trúc cổ kính của thời Pháp. Trường Nguyễn Thị Minh Khai là ngôi trường lâu đời của Sài Gòn và nằm trong top những ngôi trường có số học sinh giỏi chất lượng nhất thành phố.

Trường được xây lại với sắc vàng cổ kính và giữ vững lối kiến trúc thời Pháp.
Trường được xây lại với sắc vàng cổ kính và giữ vững lối kiến trúc thời Pháp.

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay nằm trên con đường trung tâm của Sài Gòn tại số 275 Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG LASAN TABERD – TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

Đến với một ngôi trường được xây dựng cách đây không lâu vào thời Pháp chính là trường Lasan Taberd (hiện nay có tên là trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa).

Đây là một trong những ngôi trường lâu đời nhất Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1873 đến năm 1875, với sự cai quản chính là các tu sĩ, nhà truyền giáo dòng La San, xuất phát từ Hội truyền giáo Công giáo. Ngôi trường này chủ yếu phát triển giáo dục về trí tuệ, đạo đức và luyện tập thể dục, thể thao cho các bạn học sinh.

Người thầy tu sĩ đang dạy các bạn nhỏ môn thể dục tại trường Lasan Taberd.
Người thầy tu sĩ đang dạy các bạn nhỏ môn thể dục tại trường Lasan Taberd.

Trường Lasan Taberd trước kia nuôi dạy những bạn nhỏ mồ côi lai Âu hay người Pháp bị bỏ rơi. Say này, bắt đầu mở rộng và thu nạp học sinh đến từ bất kỳ đâu, được các tu sĩ hay các giáo sư truyền giáo người Việt và Pháp dạy dỗ.

Quang cảnh bên trong của một lớp học toán tại trường Lasan Taberd bấy giờ.
Quang cảnh bên trong của một lớp học toán tại trường Lasan Taberd bấy giờ.
Bức tượng Thánh John Baptist de La Salle được đặt tại khuôn viên trường Lasan Taberd Ngày xưa.
Bức tượng Thánh John Baptist de La Salle được đặt tại khuôn viên trường Lasan Taberd Ngày xưa.

Đến năm 1975, trường Lasan Taberd được bàn giao lại cho Sở Giáo dục thành phố, xây dựng trường trung học Sư phạm, dạy các bạn từ cấp 1 đến cấp 3. Đến năm 2000, trường được đổi lại tên thành trường THPT Trần Đại Nghĩa và được công nhận là trường chuyên sau 2 năm.

Một góc nhỏ tại cổng vào của các lớp học tại trường Lasan Taberd.
Một góc nhỏ tại cổng vào của các lớp học tại trường Lasan Taberd.
Toàn cảnh trường Lasan Taberd vào những năm đầu của thế kỷ 20.
Toàn cảnh trường Lasan Taberd vào những năm đầu của thế kỷ 20.

Hiện nay, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là một trong những ngôi trường top đầu tại Sài Gòn, luôn nằm trong top có học sinh chất lượng tại thành phố và đầu vào được xét chuyên vô cùng kỹ lưỡng. 

Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa hiện nay nằm tại trung tâm Sài Gòn.
Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa hiện nay nằm tại trung tâm Sài Gòn.
Kiến trúc cổ kính thời Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay của trường.
Kiến trúc cổ kính thời Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay của trường.

Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa hiện nay nằm tại trung tâm của Sài Gòn trên con đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG CHASSELOUP LAUBAT – TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

Nhắc đến những ngôi trường xưa của Sài Gòn, mang kiến trúc đặc trưng thời Pháp và do chính người Pháp xây dựng không thể quên trường Chasseloup Laubat (hiện nay là trường THPT Lê Quý Đôn). Trường THPT Lê Quý Đôn là ngôi trường lâu đời của Sài Gòn được xây dựng từ năm 1874 đến năm 1877. Đây là ngôi trường đào tạo con em người Pháp sống tại Việt Nam thời xưa.

Trường xây dựng cổng chính cao và được lợp mái ngói tinh tế.
Trường xây dựng cổng chính cao và được lợp mái ngói tinh tế.

Ngôi trường giảng dạy từ các cấp tiểu học đến thi tú tài. Đến những năm của thế kỷ 20, trường bắt đầu mở rộng và tiếp nhận học sinh người Việt có quốc tịch Pháp. Khi đó, trường bắt đầu chia ra thành hai khu riêng biệt, một bên cho người Pháp và một bên cho người Việt.

Đến năm 1954, trường bắt đầu đổi tên thành Jean Jacques Rousseau, chủ yếu dạy các học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý.

oàn cảnh của trường Chasseloup Laubat vào những năm 1920-1929.
Toàn cảnh của trường Chasseloup Laubat vào những năm 1920-1929.
Phòng học được xây dựng với lối kiến trúc thời Pháp đầy cổ kính và độc đáo.
Phòng học được xây dựng với lối kiến trúc thời Pháp đầy cổ kính và độc đáo.

Đến năm 1967, ngôi trường này được trả lại cho ban quản lý thành phố và bắt đầu đổi tên thành trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. 

Quang cảnh bên trong của một lớp học tại trường Chasseloup Laubat thời xưa.
Quang cảnh bên trong của một lớp học tại trường Chasseloup Laubat thời xưa.

Cho đến hiện nay, trường đã được tu sửa đôi phần để trở nên khang trang hơn và nằm tại trung tâm của Sài Gòn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Võ Thị Sáu, quận 3. Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Lê Quý Đôn hiện nay.
Trường Lê Quý Đôn hiện nay.
Cổng vào của trường THPT Lê Quý Đôn ngày nay.
Cổng vào của trường THPT Lê Quý Đôn ngày nay.

Dù được xây dựng từ thời Pháp cho đến nay đã trải qua hàng trăm năm, nhưng những ngôi trường này vẫn giữ vững giá trị văn hóa và các kiến trúc cổ kính được xây dựng lâu đời từ Pháp. Nếu có dịp đến với Sài Gòn, các bạn hãy ghé lại và chiêm ngưỡng một trong bốn ngôi trường có di tích lịch sử hàng trăm qua tại Sài Gòn mà Đỡ Buồn đã chia sẻ ở bài viết trên nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline