NHỮNG HÌNH ẢNH HIẾM HOI CỦA BẾN BẠCH ĐẰNG TRƯỚC NĂM 75 – NƠI HẸN HÒ ĐẦY LÃNG MẠN

Bến Bạch Đằng

Bến Bạch Đằng là một trong những bến cảng trọng yếu của người dân Sài Thành thuở mới sơ khai, không chỉ có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế mà nơi đây còn đóng góp rất lớn trong việc đi lại và giao lưu văn hoá của giữa Sài Gòn với các vùng đất khác. Không những thế, bến Bạch Đằng còn là địa điểm hò hẹn đầy lãng mạn gắn liền với các thế hệ thanh thiếu niên. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về bến cảng này thì bạn hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

TẠI SAO CÓ TÊN GỌI BẾN BẠCH ĐẰNG?

Bến Bạch Đằng - địa danh lịch sử lâu đời và đáng tự hào của người dân Sài Thành
Bến Bạch Đằng – địa danh lịch sử lâu đời và đáng tự hào của người dân Sài Thành.

Trước đây, bến Bạch Đằng là tuyến đường nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, kéo dài từ nhà máy Ba Son đến đầu con đường Hàm Nghi và nối với Bến Chương Dương. Vào những năm sau giải phóng thì đường Bạch Đằng được đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng. Bến Bạch Đằng chạy dọc đến hết địa phận Q.1 và giáp ranh với Q.5, đường này nối nối với Bến Hàm Tử, chạy theo hương kênh Tàu Hủ và vào đến cầu Chà Và.

Bến Bạch Đằng - địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc
Bến Bạch Đằng – địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tại đất Sài thành xưa, bến Bạch Đằng là một trong những bến sông có đóng góp rất lớn vào công cuộc chống giặc ngoại xâm. Cái tên “Bạch Đằng” là cái tên gắn liền với cuộc chiến chống quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Với những giá trị văn hoá đã tạo nên cho Bến Bạch Đằng một nét đẹp vô cùng độc đáo, sự hoài cổ pha thêm một chút tự hào là những từ ngữ có thể diễn tả được sự đặc biệt của nơi đây.

Bến Bạch Đằng có diện tích lên đến hơn 20.000 m2, bao gồm bến cảng và công viên. Từ những năm sau khi được khánh thành và đưa vào hoạt động, nơi đây tập trung rất nhiều tàu thuyền từ các quốc gia khác nhau đến giao thương và phát triển kinh tế. Do thời bấy giờ đường hàng không, đường bộ và đường sắt chưa được phổ biến bằng đường thuỷ.

Những lần thay tên đường gắn liền với cái tên “Bến Bạch Đằng”
Những lần thay tên đường gắn liền với cái tên “Bến Bạch Đằng”.

Ở thời Pháp thuộc, đoạn đường tại Bến Bạch Đằng được thay đổi thành rất nhiều cái tên khác nhau và phân chia thành 2 đoạn: 

  • Đoạn thứ 1: Bắt đầu từ cầu Khánh Hội đến công trường Mê Linh, sau khi kiểm soát được Sài Gòn thì chính quyền Pháp đặt tên cho đoạn đường này là Quai de Donnai, nhưng không lâu sau đó đổi lại tên là Quai Napoléon. Đến khoảng năm 1870 thì tiếp tục đổi thành Quai du Commerce và 26 năm sau đổi sang tên Quai Francis Garnier. Cuối năm 1920, một lần nữa nơi đây được đổi từ cái tên cũ thành cái tên mới là Quai le Myre de Vilers.
  • Đoạn thứ 2: Là đoạn từ công trường Mê Linh đến bến cảng Ba Son, thời gian đầu nơi đây được biến đến với cái tên là Primauguet nhưng cho đến đầu năm 1920 thì đổi tên thành Quai d’ Argonne. 

Khoảng năm 1955, chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ đưa ra sắc lệnh sáp nhập hai đoạn đường (Quai le Myre de Vilers và Quai d’ Argonne) lại với nhau và đặt tên đường theo tiếng Việt là Bến Bạch Đằng. Cho đến năm 1980, Bến Bạch Đằng và đường Cường Để (đoạn đường từ Lê Duẩn đến cảng Ba Son) nhập lại thành một cung đường chung và tạo nên con đường Tôn Đức Thắng ngày nay.

LOẠT ẢNH CỦA BẾN BẠCH ĐẰNG CỦA SÀI GÒN TRƯỚC 1975

Bến Bạch Đằng trước những năm 1975, mang trong mình vẻ đẹp cổ điển nhưng không kém phần hoài niệm. Từ bến cảng, con đường và những sự vật xung quanh nơi đây đều toát lên những giá trị vô giá về mặt lịch sử dân tộc trong những năm tháng đánh giặc đầy hùng cường của đất nước Việt Nam.

Dưới đây là loạt ảnh Bến Bạch Đằng được chụp lại trước những năm giải phóng:

Bến Bạch Đằng là nơi giao thương buôn bán sầm uất bậc nhất Sài Gòn
Bến Bạch Đằng là nơi giao thương buôn bán sầm uất bậc nhất Sài Gòn.
Ảnh chụp Bến Bạch Đằng vào năm 1965 bởi nhiếp ảnh gia John Hansen
Ảnh chụp Bến Bạch Đằng vào năm 1965 bởi nhiếp ảnh gia John Hansen.
Tàu thuyền neo đậu đông đúc trên Bến Bạch Đằng vào năm 1966
Tàu thuyền neo đậu đông đúc trên Bến Bạch Đằng vào năm 1966.
Hình ảnh bình dị của Bến Bạch Đằng vào năm 1972
Hình ảnh bình dị của Bến Bạch Đằng vào năm 1972.
Toàn cảnh bến Bạch Đằng được chụp từ trên cao xuống
Toàn cảnh bến Bạch Đằng được chụp từ trên cao xuống.

Bến Bạch Đằng là nơi giao thương đường thuỷ hàng đầu tại đất miền Nam. Nơi đây tập trung hàng loạt các loại tàu, thuyền lớn nhỏ từ các nơi trên thế giới do đó khung cảnh tấp nập nhộn nhịp là hình ảnh quen thuộc mà người dân Sài Gòn thường nhìn thấy khi đi qua những tuyến đường xung quanh bến.

Majestic Hotel - khách sạn 5 sao gắn liền với Bến Bạch Đằng
Majestic Hotel – khách sạn 5 sao gắn liền với Bến Bạch Đằng.

Khách sạn Majestic là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và có bề dày lịch sử lâu đời cũng như được mệnh danh là biểu tượng của sự xa hoa và thượng lưu tại đất Sài Thành thời điểm bấy giờ. Nơi đây, mang lối kiến trúc Pháp đầy sang trọng và hào nhoáng nằm cạnh bên Bến Bạch Đằng. Từ khi được khánh thành cho đến này, khách sạn này đã chứng kiến nhiều sự đổi thay của Sài Gòn nói chung và Bến Bạch Đằng nói riêng.

Công trường Mê Linh được nhìn từ xa
Công trường Mê Linh được nhìn từ xa.
Đoạn đường đi đến công trường Mê Linh có tượng tướng Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Đại Vương)
Đoạn đường đi đến công trường Mê Linh có tượng tướng Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Đại Vương).

Công trường Mê Linh được biết đến là một vòng xoay giao thông nằm tại trung tâm Q.1, nơi đây giao nhau với 6 cung đường lớn tại Sài Gòn và nằm gần công viên Bến Bạch Đằng. Công trường này được xây theo hình bán nguyệt và được phủ rất nhiều cây xanh và hoa lá xung quanh và ở giữa công trường là một hồ nước nhân tạo cùng một tòa tháp cao đặt tượng của tướng Trần Hưng Đạo từ trước năm 75 và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

“Nhà hàng nổi” Mỹ Cảnh trên Bến Bạch Đằng
“Nhà hàng nổi” Mỹ Cảnh trên Bến Bạch Đằng.

Trước năm 75, Bến Bạch Đằng có một nhà hàng nổi vô cùng nổi tiếng mang tên là “Mỹ Cảnh”, nơi đây được mệnh danh là nhà hàng sang trọng nhất nhì đất Sài Thành thời điểm bấy giờ. Nhà hàng này, mang trong mình sự độc đáo riêng biệt đầy nổi bật giữa lòng sông Sài Gòn. Nhưng nhiều năm sau đó, nhà hàng nổi này dời đi và để lại khu tiền sảnh tiếp tân tại công viên Bến Bạch Đằng.

Cột cờ Thủ Ngữ - công trình nằm giữa trung tâm Sài Gòn suốt hơn một thế kỷ
Cột cờ Thủ Ngữ – công trình nằm giữa trung tâm Sài Gòn suốt hơn một thế kỷ.

Cột cờ Thủ Ngữ được khởi công xây dựng vào tháng 10/1865 trên nền đất của vị quan Thủ Ngữ – người đứng ra chăm lo thương trường và chính trị của triều đại nhà Nguyễn. Với bề dày lịch sử hơn 100 năm tuổi nên nơi đây đã cùng với người dân đất Sài Gòn trải qua nhiều biến động của lịch sử dân tộc. Công trình này được xây dựng lên với mục đích để canh tuần và kiểm soát số lượng tàu thuyền ra vào bến cảng Bạch Đằng.

Có thể nói rằng Bến Bạch Đằng là một trong những niềm tự hào của người dân Sài Gòn. Ngay nay, dù đã có nhiều thay đổi về cấu trúc hạ tầng nhưng những giá trị lịch sử và truyền thống tại nơi đây vẫn được gìn giữ. Bên cạnh đó, Bến Bạch Đằng ngày nay cũng trở thành điểm hò hẹn và vui chơi vào mỗi dịp cuối tuần nếu có dịp bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham quan và trải nghiệm tại địa danh này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline