Quay ngược thời gian trở về quá khứ, cùng ngắm nhìn lại “Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông” vào năm 1954 có những gì đặc biệt. Sài gòn năm 1954, một thành phố tấp nập, nhộn nhịp và phồn vinh nhất miền Nam Việt Nam, nơi miêu tả đúng nhất về hình ảnh và lối sống của người Việt Nam. Vậy Sài Gòn của năm 1954 có gì đặc biệt? Cùng Đỡ Buồn lục tìm ký ức về kỷ niệm đẹp của Sài Gòn xưa qua bài viết dưới đây nhé!
SÀI GÒN CỦA NĂM 1954 CÓ GÌ?
Sài Gòn thời Pháp thuộc năm 1954 là một thành phố phồn hoa, tấp nập và nhộn nhịp. Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp đã lên kế hoạch cắm chốt lâu dài và âm mưu vơ vét tài nguyên của Việt Nam.
Do đó, kế hoạch xây dựng Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm lớn của Việt Nam và khoảng 5 năm sau, Sài Gòn trở thành thủ phủ của cả lục tỉnh Nam Kỳ, biến Sài Gòn trở thành “Hòn Ngọc Viễn Đông” tươi đẹp, thịnh vượng và phát triển lớn mạnh tại Việt Nam.
Từ những kế hoạch xây dựng của thời Pháp đã làm cho Sài Gòn trở thành vùng đất phát triển phồn thịnh và một nền kinh tế mạnh mẽ.
Với những công trình kiến trúc nổi tiếng và tuyệt mỹ được xây dựng tại trung tâm của Sài Gòn đến thời điểm hiện tại đều trở thành biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn như Nhà Hát Lớn Sài Gòn, Công trường Lam Sơn,…
Bên cạnh những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, Sài Gòn năm 1954 còn nổi tiếng bởi những con đường tấp nập, nhộn nhịp và phồn vinh. Những con đường đông đúc người qua lại, các hàng quán vỉa hè hay cảnh sông Sài Gòn yên bình.
NHÌN LẠI SÀI GÒN 1954 – “SÀI GÒN HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG”
Trải qua hàng trăm năm, Sài Gòn vẫn là một viên ngọc sáng giá, tươi đẹp, thịnh vượng và phát triển vững mạnh nhất cả nước. Với tên gọi “Hòn Ngọc Viễn Đông”, Sài Gòn xưa luôn có khát vọng vươn lên trở thành thủ phủ của Đông Dương.
Đặc biệt, nhắc đến Sài Gòn năm 1954, không thể phủ nhận sự hưng thịnh của Sài Gòn những năm ấy. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng và hiệp định Giơnevơ được ký kết, người dân từ di cư từ Bắc ra Nam đông đúc và hình thành nên khu dân cư mới, với những thay đổi và chuyển biến mới về nền kinh tế.
Cùng Đỡ Buồn điểm lại một số hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn năm 1954:
Dinh Xã Tây hay còn gọi là Tòa Đô Chánh. Vào năm 1954, Opera House (Nhà Hát Lớn) đã thay đổi công năng thành Tòa nhà Quốc Hội của Đệ Nhất Cộng Hòa và phía trước bùng binh đó gọi là quảng trường Francis Garnier, sau đó được đổi tên là Công trường Lam Sơn.
Cho đến hiện nay, Sài Gòn vẫn là một trong những vùng đất đầy hứa hẹn của nước ta, có cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trung tâm lớn mạnh ở Đông Nam Á. Dù trải qua hàng trăm năm thay đổi đất nước, Sài Gòn giờ đây vẫn giữ được những giá trị văn hóa, những kiến trúc nổi tiếng hay biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn từ xưa cho đến nay. Sài Gòn – viên ngọc sáng quý giá của đất nước có tầm phát triển mạnh mẽ và sẽ phồn thịnh hơn nữa về sau nếu được mài dũa cẩn thận.