BÁNH BAO CẢ CẦN – ẨM THỰC SÀI GÒN TỪ NHỮNG NĂM 1970

Vào năm 1969 trên con đường Nguyễn Tri Phương tại Sài Gòn có một quán ăn mang tên Mỹ Tiên chuyên bán bánh bao và mì. Quán ăn đặc biệt nổi tiếng với món bánh bao và mì được đông đảo người dân khi đó ưa chuộng. Cũng vì vậy mà sau này mới có cái tên “Bánh bao Cả Cần” nổi tiếng một thời. Nào cùng Đỡ Buồn tìm hiểu về bánh bao Cả Cần vang danh khi đó nhé!

HỒI KÝ VỀ NGƯỜI LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU BÁNH BAO CẢ CẦN

Bánh bao từ lâu đã được biết như một món ăn truyền thống của Trung Hoa. Với vị trí liền kề cũng như đón nhận một bộ phận người Hoa đến sinh sống tại An Nam khi đó nên bánh bao, hủ tíu và mì cũng đã được du nhập và trở thành một phần văn hóa ẩm thực của nước ta.

Có một truyền thuyết khá thú vị về nguồn gốc bánh bao khi xưa ở Trung Hoa như sau: Vào thời Tam Quốc, Khổng Minh sau khi thắng trận trở về tới Sông Hồng thị bị các ngọn sóng lớn tại đây ngăn lại. Muốn qua đây phải dâng cho thủy thần ở đây các đầu lâu người. Vì vậy Khổng Minh đã nghĩ ra một kế làm đầu lâu giả bằng bột bên ngoài nhào nặn cho giống mặt người bên trong nhồi thịt và hấp chín tới. Cũng vì vậy mà bánh bao được ra đời.

Bánh bao được đựng trong nồi hấp.
Bánh bao được đựng trong nồi hấp.

Truyền thuyết dân gian được lưu truyền giúp điểm thêm phần độc đáo cho món bánh bao vốn đã quen thuộc từ lâu. Thật ra bánh bao có nguồn gốc từ cách bảo quản các món ăn. Ngày nay chúng ta thường có các vật dụng bảo quản thức ăn như giấy gói, hũ đựng để có thể bảo quản lâu và mang đi.

Nhưng khi xưa vì hạn chế về cách bảo quản thức ăn. Để có thể giữ thức ăn lâu và mang đi khi đi xa họ đã nghĩ ra cách bọc thức ăn bằng bột khi cần dùng họ sẽ hấp chín và sử dụng được ngay mà không khiến thức ăn hư hỏng. Đó cũng là cách mà bánh bao được ra đời ngụ ý về việc thức ăn được để dành cho ngày mai.

Bánh Bao Ông Cả Cần.
Bánh Bao Ông Cả Cần.

Cái tên “Ông Cả Cần” thực ra chỉ là một chữ như “Đông Hưng Viên”, “Mỹ Lệ Hoa”… là tên được đặt cho món ăn “Bánh bao Ông Cả Cần” sau khi mở quán Mỹ Tiên. Người chủ đầu tiên của quán ăn là ông Trần Phấn Thắng và vợ của ông là bà Cả Cần. Ông Trần Phấn Thắng có ông nội là Trần Phấn Chấn là người Mỹ Tho và ông lấy vợ mình là người Sa Đéc.

Khi đó ở Sa Đéc có một Ông Cần rất sành điệu về ăn uống, mọi người thường gọi là Ông Cả. Vì ông nội ông Thắng có vợ người Sa Đéc nên ông Thắng mới biết đến cái tên Ông Cả Cần. Cũng vì lẽ đó mà ông Thắng mới lấy tên “Ông Cả Cần” để đặt cho món bánh bao của mình ngụ ý về sự sành ăn trong việc thưởng thức tại quán.

Ông Bà Thắng - chủ nhân đầu tiên của tiệm Mỹ Tiên.
Ông Bà Thắng – chủ nhân đầu tiên của tiệm Mỹ Tiên.

Quán Mỹ Tiên lần đầu tiên được mở vào năm 1969 ngoài ra còn được gọi với cái tên Trúc Mỹ Tiên dựa trên tên con gái đầu lòng của Ông Bà Thắng và những chậu trúc đặt trước cửa tiệm mà thành. Trải qua nhiều thay đổi của thời cuộc Ông Bà Thắng cùng con đã sang Canada định cư vào năm 1979 và kết thúc công việc kinh doanh tại Việt Nam.

MÓN BÁNH BAO BÌNH DỊ ĐẬM CHẤT PHƯƠNG NAM THỜI KỲ 1970

Hầu hết bánh bao vào thời kỳ đó đều mang sắc thái đậm nét Trung Hoa chính vì vậy bánh bao Việt Nam luôn mang hình ảnh là một món ăn của ẩm thực Trung Hoa du nhập sang. Nhưng đến năm 1969 bà Phan Thị Ánh tức vợ của Ông Thắng khi đó đã sáng tạo ra một loại bánh bao khác hẳn với những bánh bao đã có từ trước đó mang tên bánh bao Cả Cần với hương vị đặc trưng của Sài Gòn cùng những cải tiến như:

  • Bột bánh khi đó vẫn giữ giống các bánh bao khác nhưng có màu hơi ngà bởi không tẩy trắng;
  • Nhân bánh được cải tiến với hương vị hoàn toàn Việt: Thịt heo băm được gia vị với hương vị Việt do tài nấu ăn của bà Thắng;
  • Thêm rau cải trong nhân;
  • Bánh làm lớn hơn với vỏ mỏng và nhân nhiều. Lúc đó có 2 kích cỡ nên được đặt một cái tên độc đáo là Xì Trum và Đường sơn đại huynh;
  • Bánh bao Ông Cả Cần lúc nào cũng có lá cần thơm ở trên như là một dấu ấn để phân biệt với các bánh bao khác.

Có thể nói bà đã việt hóa thành công món bánh bao khi ấy mang lại một hương vị ấn tượng và đầy độc đáo. Cũng phải kể đến thành công rất lớn cũng nhờ Ông Thắng khi ông đã giao thiệp quảng cáo và mời Nghệ sĩ nổi tiếng để quảng bá thương hiệu quán đến đông đảo người biết.

Quán Mỹ Tiên mở cửa lần đầu tiên vào năm 1969.
Quán Mỹ Tiên mở cửa lần đầu tiên vào năm 1969.
Quán Trúc Mỹ Tiên năm 1970.
Quán Trúc Mỹ Tiên năm 1970.

Ngoài bánh bao Ông Cả Cần quán Trúc Thủy Tiên sau đó còn bán các món ăn đậm hương vị quê hương như: cá rô lưới miền Tây kho tộ, lươn um nước dừa, ếch chiên bơ… đặc biệt có món “Bảy món nai vàng tươi mát” nấu rất đúng điệu đi cùng với bình rượu to đặt ở quán thì có thể nói là tuyệt hảo.

Công việc kinh doanh cứ thế thuận lợi cho đến khi ông bà Cả Cần bị chủ nhà cho thuê khi đó tìm cách lấy lại nhà để có thể kinh doanh cái tên “Bánh bao Ông Cả Cần” mà Ông Bà đã gây dựng. Sau đó Ông Bà Cả Cần đã mua lại mảnh đất của phương phế binh đối diện để mở lại quán và lấy tên “Túp lều lý tưởng” cho quán dựa trên cảm hứng từ bài nhạc cùng tên của Hoàng Thi Thơ.

Quán Trúc Thủy Tiên nay đã thành “Túp lều lý tưởng” năm 1972.
Quán Trúc Thủy Tiên nay đã thành “Túp lều lý tưởng” năm 1972.
Bên hông của “Túp lều lý tưởng”
Bên hông của “Túp lều lý tưởng”

Quán túp lều lý tưởng thường là nơi nghệ sĩ, tao nhân mặc khách đến đây dùng bữa và cũng thể thiếu những người lao động hằng ngày thời đó. Chỉ với vài tô mì đậm vị nấu đúng cách điểm thêm bánh bao thơm ngon nức tiếng tạo cho nơi đây một sức hút khó có thể tìm được ở đâu khác. Quán được dựng bằng tre, gỗ đơn sơ nhưng mang một vẻ bình dị, nghệ sĩ một cách rất đặc biệt.

Mặt trước của túp lều lý tưởng với quầy hấp bánh bao và tủ bánh lớn năm 1975.
Mặt trước của túp lều lý tưởng với quầy hấp bánh bao và tủ bánh lớn năm 1975.

Song song với việc mở bán túp lều lý tưởng với món bánh bao Ông Cả Cần trứ danh. Ông Bà Cả Cần còn sang lại nhà hàng Tân Lâm Điểu trên đường Cách Mạng góc Trương Quốc Dung và đặt tên quán là “Ông Cả Cần” vào năm 1972. Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn trước đây của tiệm Mỹ Tiên cũng rất nổi tiếng và lúc đó.

Quán Ông Cả Cần - Trên đường Cách Mạng vào năm 1974.
Quán Ông Cả Cần – Trên đường Cách Mạng vào năm 1974.

Có thể nói bánh bao Ông Cả Cần rất nổi tiếng Sài Gòn khi đó cho đến ngày nay bởi hương vị độc đáo mà nó mang lại. Sau vì thời cuộc và cũng có một phần vốn liếng từ việc kinh doanh Ông Bà Cả Cần đã cùng con định cư tại thành phố Montréal, bang Québec, Canada vào năm 1979 kết thúc việc kinh doanh món bánh bao Cả Cần nổi tiếng khi đó.

Sau thời gian định cư ổn định 2 năm bên Canada, Ông Bà Thắng đã lập nghiệp trở lại với nhà hàng Ông Cả Cần vào tháng 7 năm 1981. Với kinh nghiệm và uy tín nhà hàng đã sớm làm hài lòng thực khách bản xứ cũng như cộng đồng người Việt tại Montréal.

Nhà hàng Ông Cả Cần tại Canada năm 1981.
Nhà hàng Ông Cả Cần tại Canada năm 1981.
Bên trong nhà hàng Ông Cả Cần khi đó.
Bên trong nhà hàng Ông Cả Cần khi đó.

Sau khi Ông Bà Thắng mở nhà hàng bên Canada công việc kinh doanh thuận lợi đã khiến Ông Bà Thắng nhanh chóng nghỉ hưu và bàn giao tiếp quản cho 4 người con sau đó. Những nhà hàng của Ông Cả Cần vẫn tồn tại đến nay và vẫn được giới thiệu ở các hội chợ Tết thường niên của cộng đồng người Việt tại Montréal, Canada.

Vợ chồng Ông Thắng tại Canada năm 1990.
Vợ chồng Ông Thắng tại Canada năm 1990.

Sau cùng bánh bao Ông Cả Cần không chỉ là một cái tên mà nó còn là một di sản quý báu của Ông Bà Thắng đã để lại cho những người con của mình. Không những vậy nó còn bao hàm về một sự cống hiến, sáng tạo độc đáo về một món ăn mang đậm hương vị văn hóa người Việt của Ông Bà Thắng khi xưa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline