Từ những ngày đầu khai hoang, Sài Gòn chính là vùng đất có lưu dân từ nhiều vùng khác nhau như Bắc – Trung, cũng vì điều này mà văn hóa của Sài Gòn có sự giao thoa của nhiều vùng, tạo nên nét riêng biệt thích ứng được với nhịp sống mới. Điểm nhiều người quan tâm ở đây đó chính là cái Tết của Sài Gòn có gì đặc biệt hay không? Hãy cùng hoài niệm lại Tết ở Sài Gòn gần một thập kỷ trước nhé!
TẾT Ở SÀI GÒN CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
Từ những năm 1930, Tết Nguyên Đán ở Sài Gòn được nhận xét là chỉ được vui vẻ những ngày trước Tết bởi những cảnh buôn bán tấp nập và dòng người đi mua sắm Tết, hoàn toàn trái ngược với 3 ngày trong Tết bởi đa số những người làm ăn ở Sài Gòn đều ở lục tỉnh nên đến Tết họ đều về quê của mình.
Cứ như vậy mà đã hơn 90 năm trôi qua, những ngày Tết ở Sài Gòn xưa cơ bản đều giống với Sài Gòn của hiện tại, đều nhộn nhịp đúng với không khí Tết từ độ Giáng sinh đến tháng tháng 12 âm lịch.
Những ngày trước Tết của năm 70 vẫn còn chút không khí của Giáng sinh bởi những sạp bán đồ Giáng sinh dọc 2 bên đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ, càng giáp Tết những sạp hàng chuyển dần sang bán thiệp Tết, hoa Tết…
Dạo một vòng Sài Gòn lúc bấy giờ, có lẽ khu vực chợ Bến Thành và chợ hoa Nguyễn Huệ là 2 cung đường nhộn nhịp nhất những ngày trước Tết.
Chợ hoa Nguyễn Huệ được xem là chợ hoa lớn nhất đất Sài Gòn trước năm 1975, người Sài Gòn xưa không chỉ đến cung đường này để mua hoa mà còn tận hưởng không khí ngày Tết đang đến gần.
Không chỉ dừng lại ở chợ hoa Nguyễn Huệ, người Sài Gòn xưa còn xúng xính áo quần dạo quanh khu vực Lê Lợi, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… để sắm quần áo Tết.
KÝ ỨC VỀ CHỢ HOA NGUYỄN HUỆ NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT CỦA SÀI GÒN NĂM 75
Ngày ấy Tết ở Sài Gòn rất đơn giản, gia đình chỉ ngồi lại với nhau dọn dẹp, chuẩn bị mâm cỗ,… rồi cùng nhau đi chợ hoa. Chợ hoa ở Sài Gòn nhộn nhịp lắm, người mua kẻ bán tấp nập kín khắp cả cung đường.
Những ngày giáp Tết ai cũng muốn được đi chợ hoa sớm để chọn được những chậu hoa đẹp nhất dành cho mình. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ vào sáng sớm dường như đã trở thành thói quen mỗi dịp năm mới đấn của người dân Sài Gòn xưa, vừa để chọn được chậu hoa đẹp nhất cũng như ngắm nhìn những khoảnh khắc sôi động nhất của Sài Gòn.
Có thể thấy hoa cúc là loại được ưa chuộng nhất ngày Tết của người Sài Gòn lúc bấy giờ, người dân bán hoa Tết trải dài từ đầu Nguyễn Huệ đến Tòa Đô Chánh Sài Gòn (nay là UBND Thành phố Hồ Chí Minh), sắc vàng, đỏ, cam phủ kín cả con đường.
Một số sạp bán hoa Tết lúc này dẫn xuất hiện thêm nhiều loại hoa mới, kiểu dáng cũng bắt mắt, màu sắc sặc sỡ hơn. Tuy nhiên, người Sài Gòn lúc này vẫn chuộng những loại hoa truyền thống để trưng trong nhà.
Dạo chợ hoa Nguyễn Huệ vào mỗi dịp Tết đến – Xuân về dường như là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ xưa cho đến ngày nay. Có thể thấy rằng, chợ hoa Nguyễn Huệ đã gắn liền với những kỷ niệm ngày Tết trong ký ức nhiều người Sài Gòn xưa.
Mặc dù chợ hoa ngày ấy không đa dạng như ngày nay, nhưng có lẽ không khí Tết đến của ngày xưa ở Sài Gòn vui hơn rất nhiều. Người người, nhà nhà không đi chợ hoa chỉ để mua sắm mà còn là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất trong những dịp cuối năm.
Có lẽ, chợ hoa Sài Gòn xưa chỉ còn trong ký ức mỗi người, nhưng những kỷ niệm ấy vẫn còn mãi trong tâm hồn của biết bao người con Sài Gòn xưa và người dân lục tỉnh tại nơi này.